[KNTT] Trắc nghiệm địa lí 6 chương 6: Đất và sinh vật trên đất (P2)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm địa lí 6 chương 6: Đất và sinh vật trên đất sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Các thành phần chính của lớp đất là

  • A. không khí, nước, chất hữu cơ và vô cơ.
  • B. cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn.
  • C. chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật. 
  • D. nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì.

Câu 2: Nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất là

  • A. sinh vật.
  • B. đá mẹ.
  • C. địa hình.
  • D. khí hậu.

Câu 3: Tầng nào sau đây của đất chứa các sản phẩm phong hóa bị biến đổi để hình thành đất?

  • A. Tích tụ.
  • B. Thảm mùn.
  • C. Đá mẹ.
  • D. Hữu cơ.

 Câu 4: Hai yếu tố của khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất là

  • A. bức xạ và lượng mưa.
  • B. độ ẩm và lượng mưa.
  • C. nhiệt độ và lượng mưa.
  • D. nhiệt độ và ánh sáng.

Câu 5: Loại đất nào sau đây thường được dùng để trồng cây lúa nước?

  • A. Đất phù sa.
  • B. Đất đỏ badan.
  • C. Đất feralit.
  • D. Đất đen, xám.

Câu 6: Loại đất chủ yếu ở khu vực miền núi nước ta là đất gì? Phù hợp trồng những loại cây nào?

  • A. Đất phù sa, thích hợp trồng các cây nông nghiệp ngắn ngày
  • B. Đất feralit, thích hợp để trồng rừng, các cây công nghiệp lâu năm.
  • C. Đất đỏ ba dan, thích hợp trồng chè, cà phê, cao su,…
  • D. Đất đen thảo nguyên, phù hợp để trồng lúa mì, lúa mạch   

Câu 7: Động vật nào sau đây thường ngủ vào mùa đông?

  • A. Cá voi.
  • B. Gấu trắng.
  • C. Cá tra.
  • D. Chó sói.

Câu 8: Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật, chủ yếu thông qua các yếu tố nào sau đây?

  • A. Gió, nhiệt độ, hơi nước, ánh sáng, độ ẩm.
  • B. Nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.
  • C. Khí áp, nước, độ ẩm không khí, ánh sáng.
  • D. Khí áp, gió, nhiệt độ, nguồn nước, ánh sáng.

Câu 9: Nhân tố tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật trên Trái Đất rõ nhất?

  • A. Khí hậu.
  • B. Thổ nhưỡng.
  • C. Địa hình.
  • D. Nguồn nước.

Câu 10: Nguyên nhân nào khiến thảm thực vật đài nguyên không xuất hiện ở bán cầu Nam?

  • A. Đới lạnh ở bán cầu Nam không có đất, chỉ có băng tuyết
  • B. Bán cầu Nam không có đới lạnh
  • C. Bán cầu Nam không có nhiều núi cao như bán cầu Bắc
  • D. Bán cầu Bắc có nhiều kiểu khí hậu

Câu 11: Các loài động vật như ngựa, khỉ, voi, hươu,.. thường phân bố ở đới khí hậu nào?

  • A. Đới lạnh
  • B. Đới nóng
  • C. Đới ôn hòa
  • D. 2 cực

 Câu 12: Loài động vật biển nào sau đây đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng?

  • A. Cá ba sa
  • B. Cá heo
  • C. Rái cá biển Bắc
  • D. Cá nhà táng

Câu 13: Rừng mưa nhiệt đới phân bố chủ yếu ở nơi có khí hậu

  • A. nóng, khô, lượng mưa nhỏ.
  • B. mưa nhiều, ít nắng, ẩm lớn.
  • C. nóng, ẩm, lượng mưa lớn.
  • D. ít mưa, khô ráo, nhiều nắng.

Câu 14: Thiên nhiên môi trường nhiệt đới phần lớn sẽ thay đổi theo?

  • A. vĩ độ và độ cao địa hình.
  • B. đông – tây và theo mùa.
  • C. bắc – nam và đông – tây.
  • D. vĩ độ và theo mùa.

 Câu 15: Rừng nhiệt đới gió mùa không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Rừng thường có 3-4 tầng cây.
  • B. Phân bố ở đường Xích đạo.
  • C. Cây đặc trưng là họ vang, đậu.
  • D. Các loài động vật phong phú.

Câu 16: Nguyên nhân chủ yếu diện tích rừng nhiệt đới ngày càng giảm là do 

  • A. khai thác khoáng sản và nạn di dân.
  • B. chiến tranh, lũ, sạt lở và cháy rừng.
  • C. tác động của con người và cháy rừng.
  • D. cháy rừng, nạn phá rừng và thiên tai.

Câu 17: Ở khu vực Đông Nam Á rừng mưa nhiệt đới có nhiều ở quốc gia nào sau đây?

  • A. Phi-lip-pin.
  • B. In-đô-nê-xi-a.
  • C. Thái lan.
  • D. Ma-lai-xi-a.

Câu 18: Môi trường nhiệt đới được cho rất thích hợp cho loại cây trồng nào?

  • A. Rau quả ôn đới.
  • B. Cây lương thực và cây công nghiệp nhiệt đới.
  • C. Cây dược liệu.
  • D. Cây công nghiệp có nguồn gốc ôn đới.

Câu 19: Ý nào sau đây không nói về trò của rừng nhiệt đới?

  • A. điều hòa khí hậu, giúp hạn chế thiên tai như lũ lụt, sạt nở đất.
  • B. là nơi sinh sống của các bộ lạc và các loài động, thực vật khác nhau.
  • C. Bảo tồn sự đa dạng sinh học, nguồn dược liệu, thực phẩm và gỗ,..
  • D. Làm tăng nguy cơ xảy ra cháy rừng.

Câu 20: Ở nước ta, loại rừng nào chiếm ưu thế,vì sao?

  • A. Rừng ở nước ta chủ yếu là rừng mưa nhiệt đới xanh quanh năm vì nước ta nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới.
  • B. Ở nước ta, kiểu rừng nhiệt đới gió mùa chiếm ưu thế vì khí hậu chịu sự chi phối của gió mùa. Thực vật thay đổi theo lượng mưa ở từng khu vực.
  • C. Rừng nước ta là rừng mưa nhiệt đới xen lẫn rừng cây lá kim do lãnh thổ trải dài, có sự phân hóa khí hậu rõ rệt.
  • D. A, B, C đều sai

 Câu 21: Giới hạn của hàn đới là?

  • A. Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.
  • B. Từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam.
  • C. Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam
  • D. Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam đến vòng cực Bắc

 Câu 22: Theo em, Việt Nam nằm ở đới khí hậu nào?

  • A. Cận nhiệt đới
  • B. Hàn đới
  • C. Cận nhiệt
  • D. Nhiệt đới

Câu 23: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu đới nóng?

  • A. Quanh năm nóng.
  • B. Có góc chiếu của ánh sáng mặt trời rất nhỏ.
  • C. Lượng mưa trung bình năm từ 1.000 mm đến trên 2.000 mm.
  • D. Có gió Tín phong thổi thường xuyên.

Câu 24: Sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó quan trọng nhất là?

  • A. Dòng biển
  • B. Địa hình
  • C. Vĩ độ
  • D. Vị trí gần hay xa biển

Câu 25: Ở đới nào sau đây thiên nhiên thay đổi theo bốn mùa rõ nét nhất?

  • A. Nhiệt đới.
  • B. Cận nhiệt đới.
  • C. Ôn đới.
  • D. Hàn đới. 

Câu 26:Ý nào sau đây không đúng khi nói về khí hậu Việt Nam?

  • A. Việt Nam nằm ở đới ôn hòa, khí hậu trong năm có sự phân mùa rõ rệt.
  • B. Kiểu khí hậu điển hình của Việt Nam là nhiệt đới ẩm gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều
  • C. Miền Bắc Việt Nam có mùa đông lạnh, khô do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
  • D. B và C

Câu 27: Loại rừng nào có diện tích rộng nhất trên Trái Đất?

  • A. Rừng mưa nhiệt đới
  • B. Rừng Tai-ga
  • C. Xa-van
  • D. Rừng ngập mặn

Câu 28: Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về sinh vật dưới đại dương?

  • A. Vô cùng phong phú, đa dạng.
  • B. Các sinh vật phân hoá theo độ sâu.
  • C. Chỉ có số ít loài sinh vật sinh sống.
  • D. Gồm cả động vật và thực vật.

Câu 29: Tại sao cần phải phủ xanh đất trống, đồi núi trọc?

  • A. Vì nếu không phủ xanh đất trống, trong tương lai, các vùng đất này sẽ biến thành những vùng đất chết hoặc bị sa mạc hóa.
  • B. Vì rừng bảo vệ và cải tạo đất nhờ có tán lá xoè rộng bảo vệ mặt đất bởi ánh nắng trực tiếp và mưa lớn, gây sạt lở, rửa trôi, xói mòn, rửa trôi,…
  • C. Rừng nuôi đất, cung cấp các thảm mục cung cấp chất cần thiết cho đất,...
  • D. Cả B và C

Câu 30: Hoạt động nào sau đây phá hủy nghiêm trọng cấu trúc và chất lượng đất?

  • A. Chặt phá rừng
  • B. Đốt rừng làm nương, rẫy
  • C. Sử dụng quá nhiều phân bón hóa học
  • D. Cả 3 ý trên

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ