Trắc nghiệm Địa lý 6 kết nối tri thức học kì II (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức học kì II. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đại dương nào chiếm tới 1/3 tổng diện tích bề mặt địa cầu và sở hữu điểm sâu nhất của lớp vỏ Trái Đất ?

  • A.Đại Tây Dương
  • B.Thái Bình Dương
  • C.Nam Đại Dương
  • D.Ấn Độ Dương

Câu 2: Dòng biển nào sau đây là dòng biển lạnh?

  • A. Dòng biển Bra-xin.
  • B. Dòng biển Gơn-xtrim.
  • C. Dòng biển Grơn-len.
  • D. Dòng biển Đông Úc.

Câu 3: Thành phần hữu cơ của lớp đất có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Chiếm một tỉ lệ lớn trong lớp đất.
  • B. Thành phần quan trọng nhất của đất.
  • C. Tồn tại ở giữa các khe hở của đất.
  • D. Nằm ở tầng dưới cùng của lớp đất.

Câu 4:  Ngoài diện tích lớn nhất, Thái Bình Dương cũng đồng thời là đại dương sâu nhất trên Trái Đất. Điểm sâu nhất của nó là bao nhiêu? 

  • A.Gần 9.000 m
  • B.Gần 10.000 m
  • C.Gần 11.000 m
  • D.Gần 12.000 m

Câu 5: Các nhóm đất có sự khác biệt rất lớn về 

  • A. màu sắc, chất khoáng, độ phì và bề dày.
  • B. màu sắc, thành phần, độ xốp và bề dày.
  • C. màu sắc, chất khoáng, độ xốp và bề dày.
  • D. màu sắc, chất hữu cơ, độ xốp và độ phì.

Câu 6:  Em hãy cho biết chi lưu là gì?

  • A. Lượng nước chảy ra mặt cắt ngang lòng sông
  • B. Diện tích đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông
  • C. Các con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính
  • D. Các con sông đổ nước vào con sông chính

Câu 7: Hai yếu tố của khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành đất là

  • A. bức xạ và lượng mưa.
  • B. độ ẩm và lượng mưa.
  • C. nhiệt độ và lượng mưa.
  • D. nhiệt độ và ánh sáng.

Câu 8: Cửa sông là nơi dòng sông chính 

  • A. xuất phát chảy ra biển.
  • B. tiếp nhận các sông nhánh.
  • C. đổ ra biển hoặc các hồ.
  • D. phân nước cho sông phụ.

Câu 9: Ở đới lạnh có kiểu thảm thực vật chính nào sau đây?

  • A. Đài nguyên. 
  • B. Thảo nguyên. 
  • C. Hoang mạc. 
  • D. Rừng lá kim. 

Câu 10: Hãy cho biết chế độ nước (thủy chế) của một con sông là gì?

  • A. Sự lên xuống của nước sông trong ngày do sức hút mặt trời
  • B. Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm
  • C. Nhịp điểu thay đổi lưu lượng của con sông trong một năm
  • D. Khả năng chứa nước của con sông đó trong một năm

Câu 11: Đâu không phải là ảnh hưởng của con người đến sự mở rộng phân bố thực, động vật?

  • A.Lai tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi.
  • B.Mang cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác.
  • C.Khai thác rừng bừa bãi thu hẹp nơi sinh sống của sinh vật.
  • D.Trồng và bảo vệ rừng.

Câu 12: Nguồn nước bị ô nhiễm không bao gồm

  • A. nước biển.
  • B. nước sông hồ.
  • C. nước lọc.
  • D. nước ngầm.

Câu 13: Những loài thực vật tiêu biểu ở miền cực có khí hậu lạnh giá là

  • A. cây lá kim.
  • B. cây lá cứng. 
  • C. rêu, địa y.
  • D. sồi, dẻ, lim.

Câu 14: Chọn từ thích hợp khi nói về vòng tuần hoàn nước "Không khí bao giờ cũng chứa một lượng....... nhất định tạo nên độ ẩm không khí".

  • A.Lượng hơi nước
  • B.Rất ít hơi nước
  • C.Nhiều hơi nước
  • D.Hơi nước

Câu 15: Khu vực nào sau đây có rừng nhiệt đới điển hình nhất trên thế giới?

  • A. Việt Nam.
  • B. Công-gô.
  • C. A-ma-dôn.
  • D. Đông Nga.

Câu 16: Nước từ đại dương bốc hơi được gió đưa vào lục địa gây mưa rơi xuống thành các dạng nước rồi đổ ra đại dương, hiện tượng đó là

  • A. vòng tuần hoàn địa chất.
  • B. vòng tuần hoàn nhỏ của nước.
  • C. vòng tuần hoàn của sinh vật.
  • D. vòng tuần hoàn lớn của nước.

Câu 17: Thiên nhiên môi trường nhiệt đới phần lớn sẽ thay đổi theo?

  • A.vĩ độ và độ cao địa hình.
  • B.đông – tây và theo mùa.
  • C.bắc – nam và đông – tây.
  • D.vĩ độ và theo mùa.

Câu 18: Hãy cho biết Việt Nam nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu?

  • A.Từ 201 - 500 mm.
  • B.Từ 501- l.000mm.
  • C.Từ 1.001 - 2.000 mm.
  • D.Trên 2.000 mm.

Câu 19: Rừng nhiệt đới không có ở khu vực nào sau đây?

  • A. Nam Mĩ.
  • B. Trung Phi.
  • C. Nam Á.
  • D. Tây Âu.

Câu 20: Khí hậu là hiện tượng khí tượng

  • A. xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa.
  • B. xảy ra trong một thời gian ngắn ở một nơi.
  • C. xảy ra trong một ngày ở một địa phương.
  • D. lặp đi lặp lại tình hình của thời tiết ở nơi đó.

Câu 21: Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới ôn hòa?

  • A. Gió Tín phong.
  • B. Gió Đông cực.
  • C. Gió Tây ôn đới. 
  • D. Gió Tây Nam. 

Câu 22: Nhận định nào sau đây là đúng về nhiệt độ?

  • A.Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng thấp lượng hơi nước chứa được càng ít nên độ ẩm càng cao.
  • B.Nhiệt độ có ít ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nên độ ẩm càng cao.
  • C.Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nên độ ẩm càng cao.
  • D.Nhiệt độ không ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nên độ ẩm càng cao.

Câu 23: Các vòng cực và chí tuyến là ranh giới phân chia các vành đai nhiệt vậy có bao nhiêu vòng đai nhiệt?

  • A.3
  • B.4
  • C.5
  • D.6

Câu 24: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu đới nóng?

  • A. Góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời rất nhỏ.
  • B. Lượng mưa trung bình từ 1000 - 2000 mm. 
  • C. Gió Tín phong thổi thường xuyên quanh năm.
  • D. Nắng nóng quanh năm và nền nhiệt độ cao.

Câu 25: Trên Trái Đất có những đới khí hậu nào sau đây?

  • A. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh.
  • B. Hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh.
  • C. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.
  • D. Hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.

Câu 26: Khí hậu là hiện tượng khí tượng có đặc điểm gì dưới đây?

  • A.Xảy ra trong một thời gian ngắn ở một nơi
  • B.Xảy ra trong một ngày ở một địa phương
  • C.Lặp đi lặp lại tình hình của thời tiết ở nơi đó
  • D.Xảy ra khắp mọi nơi và thay đổi theo mùa

Câu 27: Hai khu vực nào sau đây ở châu Á có mật độ dân số cao nhất?

  • A. Bắc Á, Nam Á.
  • B. Đông Nam Á, Tây Á.
  • C. Nam Á, Đông Á.
  • D. Đông Á, Tây Nam Á.

Câu 28: Biên độ nhiệt năm cao nhất thường ở vĩ độ

  • A. Ôn đới.
  • B. Xích đạo.
  • C. Hàn đới.
  • D. Nhiệt đới.

Câu 29: Đâu không được xem là nguyên nhân làm cho khu vực phía Đông Trung Quốc dân cư tập trung đông hơn phía Tây?

  • A.Có các đồng bằng lớn.
  • B.Là khu vực thượng lưu của các dòng sông.
  • C.Khí hậu ít khắc nghiệt hơn khu vực phía Tây.
  • D.Vị trí nằm giáp biển.

Câu 30: Đâu là đặc điểm không đúng khi nói về sự thay đổi của nhiệt độ?

  • A.Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
  • B.Nhiệt độ không khí thay đổi theo màu đất.
  • C.Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao.
  • D.Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí gần hay xa biển.

Câu 31: Năm 2018 dân số thế giới khoảng

  • A. 6,7 tỉ người. 
  • B. 7,2 tỉ người.
  • C. 7,6 tỉ người.
  • D. 6,9 tỉ người.

Câu 32:   Nhiệt độ trung bình năm cao nhất thường ở vùng

  • A. chí tuyến.
  • B. ôn đới.
  • C. Xích đạo.
  • D. cận cực.

Câu 33: Tài nguyên thiên nhiên được chia thành đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản là dựa vào

  • A. công dụng kinh tế.
  • B. khả năng khai thác.
  • C. thuộc tính tự nhiên.
  • D. nhiệt lượng sinh ra.

Câu 34: Đâu là nguyên nhân có sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước?

  • A.Do trên mặt đất có động thực vật sinh sống.
  • B.Do lượng nhiệt chiếu xuống đất và nước khác nhau.
  • C.Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau.
  • D.Do nước có nhiều thủy hảo sản cần nhiều không khí để hô hấp.

Câu 35: : Việc bố trí và lựa chọn các loại cây trồng ở môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa bị chi phối bởi lượng mưa và chế độ mưa trong năm. Nguyên nhân sâu xa được cho là do

  • A.Lượng mưa có sự phân hóa sâu sắc.
  • B.Khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao.
  • C.Đất đai đa dạng, màu mỡ.
  • D.Lượng mưa trung bình năm lớn (trên 1500mm).

Câu 36: Dựa vào đặc tính của lớp khí, người ta chia khí quyển thành mấy tầng?

  • A. 3 tầng.
  • B. 4 tầng.
  • C. 2 tầng.
  • D. 5 tầng.

Câu 37: Ngành kinh tế nào sau đây chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của điều kiện tự nhiên?

  • A. Công nghiệp.
  • B. Thương mại.
  • C. Nông nghiệp.
  • D. Giao thông.

Câu 38: Cho biết tầng đối lưu có độ cao trung bình khoảng?

  • A.12km
  • B.14km
  • C.16km
  • D.18km

Câu 39: Biện pháp nào sau đây được cho không có vai trò trong việc giảm sức ép của con người tới tài nguyên, môi trường?

  • A.Giảm tỉ lệ gia tăng dân số.
  • B.Đẩy mạnh phát triển kinh tế.
  • C.Nâng cao đời sống người dân.
  • D.Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên có giá trị.

Câu 40: Trên bề mặt Trái Đất có bao nhiêu vành đai khí áp?

  • A. 5.
  • B. 6.
  • C. 7.
  • D. 8.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ