[KNTT] Trắc nghiệm địa lí 6 chương 2: Trái đất - Hành tinh của hệ mặt trời (P3)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm địa lí 6 chương 2: Trái đất - Hành tinh của hệ mặt trời sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nếu xếp theo thứ tự khoảng cách gần dần Mặt Trời ta sẽ có

  • A. Hỏa Tinh, Trái Đất, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh.
  • B. Hỏa Tinh, Trái Đất, Kim Tinh, Thuỷ Tinh.
  • C. Thuỷ Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh.
  • D. Hỏa Tinh, Thuỷ Tinh, Hoả Tinh, Trái Đất.

Câu 2: Trái Đất có dạng hình gì?

  • A. Hình tròn.
  • B. Hình vuông.
  • C. Hình cầu.
  • D. Hình bầu dục

Câu 3: Các hành tinh trong hệ Mặt Trời được sắp xếp như thế nào trong hệ Mặt Trời từ gần đến xa?

  • A. Hải Vương - Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương.
  • B. Thiên Vương - Hải Vương - Trái Đất - Sao Kim - Sao Thủy - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ.
  • C. Sao Mộc - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Thủy - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương.
  • D. Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương.

Câu 4:Trái Đất có bán kính ở Xích đạo là

  • A. 6356 km.
  • B. 6387 km.
  • C. 6378 km.
  • D. 6365 km.

 Câu 5: Trái đất được chia thành 24 khu vực giờ, mỗi khu vực giờ nếu đi về phía đông sẽ

  • A. Nhanh hơn một giờ
  • B. Chậm hơn một giờ
  • C. Giờ không thay đổi so với múi giờ gốc
  • D. Lùi lại một ngày

Câu 6: Theo em nhận định nào dưới đây không đúng về lực côriôlít:

  • A. Ở bán cầu Bắc, vật thể chuyển động bị lệch về bên phải.
  • B. Các con sông ở bán cầu Nam thường bị lở ở bờ trái.
  • C. Lực côriôlit ở bán cầu Nam yếu hơn bán cầu Bắc.
  • D. Lực côriôlit tác động đến mọi vật thể chuyển động trên Trái Đất.

Câu 7: So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng một góc:

  •    A. 56o27’
  •    B. 23o27’
  •    C. 66o33’
  •    D. 32o27’

Câu 8: Theo em sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục không tạo ra hiện tượng:

  • A. Ngày đêm nối tiếp nhau.
  • B. Làm lệch hướng chuyển động.
  • C. Giờ giấc mỗi nơi mỗi khác.
  • D. Hiện tượng mùa trong năm

Câu 9: Mọi nơi trên trái đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau do:

  •    A. Ánh sáng Mặt trời và các hành tinh chiếu vào.
  •    B. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục.
  •    C. Các thế lực siêu nhiên, thần linh.
  •    D. Trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo.

 Câu 10:  Quốc gia có nhiều múi giờ đi qua lãnh thổ nhất là?

  • A. Trung Quốc.
  • B. Hoa Kì.
  • C. Nga.
  • D. Canada

Câu 11: Theo em, Nga là quốc gia có nhiều múi giờ đi qua lãnh thổ là do:

  • A. Lãnh thổ hẹp ngang.
  • B. Lãnh thổi kéo dài theo chiều kinh tuyến.
  • C. Lãnh thổ kéo dài theo chiều vĩ tuyến.
  • D. Lãnh thổ thuộc châu Á và châu Âu.

Câu 12: Trận chung kết World cup 2018 được tổ chức ở Moscow (Nga) vào hồi 19h00 ngày 13/07 (Giờ địa phương). Tính thời gian xuất phát để các khán giả ở Việt Nam có thể tới sân vận động ở Nga kịp giờ bóng lăn. Biết thời gian bay từ Việt Nam tới Nga là khoảng 9 giờ. Giả sử thời gian làm thủ tục ở sân bay và di chuyển đến sân vận động diễn ra trận chung kết là 2h.

  • A. Từ Việt Nam nên bay từ 8h (giờ Việt Nam) ngày 13/7
  • B. Từ Việt Nam nên bay từ 23h (giờ Việt Nam) ngày 12/7
  • C. Từ Việt Nam nên bay từ 10h (giờ Việt Nam) ngày 13/7
  • D. Từ Việt Nam nên bay từ 4h (giờ Việt Nam) ngày 13/7

Câu 13: Theo quy ước, cách mấy năm sẽ có một năm nhuận dương lịch

  • A. 1 năm
  • B. 2 năm
  • C. 3 năm
  • D. 4 năm

Câu 14: Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời một vòng là:

  •    A. 365 ngày 3 giờ.
  •    B. 365 ngày 4 giờ.
  •    C. 365 ngày 5 giờ.
  •    D. 365 ngày 6 giờ.

Câu 15: Trái Đất cùng lúc thực hiện mấy chuyển động?

  • A. 1     
  • B.

    2

  • C. 3     
  • D. 4

Câu 16: Ngày chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh là ngày nào?

  •    A. 23/9 thu phân
  •    B. 22/12 đông chí
  •    C. 22/6 hạ chí
  •    D. 12/3 xuân phân

Câu 17: Vào ngày nào ở nửa cầu Nam ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào vĩ tuyến 23O27’Nam:

  •    A. Ngày 21 tháng 3
  •    B. Ngày 23 tháng 9
  •    C. Ngày 22 tháng 12
  •    D. Ngày 22 tháng 6

Câu 18: Nhận xét nào sau đây không đúng về hiện tượng các mùa trong năm?

  • A. Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên sinh ra các mùa.
  • B. Các mùa đối lập nhau ở 2 nửa cầu trong một năm.
  • C. Một năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
  • D. Các mùa tính theo dương lịch và âm dương lịch giống nhau về thời gian bắt đầu và kết thúc.

 Câu 19: Ở miền Bắc Việt Nam, một năm chia thành mấy mùa, mỗi mùa kéo dài bao lâu?

  • A. 3 mùa, mỗi mùa kéo dài 4 tháng
  • B. 4 mùa, mỗi mùa kéo dài 3 tháng
  • C. 2 mùa rõ rệt, mỗi mùa kéo dài 6 tháng
  • D. Không phân chia rõ rệt các mùa

Câu 20: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng / Ngày tháng mươi chưa cười đã tối”. Câu tục ngữ này chỉ đúng trong trường hợp ở

  • A. Bắc bán cầu.
  • B. Nam bán cầu.
  • C. Cả hai bán cầu.
  • D. Không bán cầu nào.

Câu 21: Sự thay đổi các mùa có tác động như thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, họat động sản xuất và đời sống con người

  • A. Thiên nhiên khác nhau giữa các mùa
  • B. Khí hậu mỗi mùa khác nhau khiến con người phải học cách thích nghi và chuẩn bị trước cho sự thay đổi đó.
  • C. Hoạt động sản xuất phải phù hợp theo từng mùa.
  • D. Cả A, B, C

Câu 22: Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất có ngày, đêm không? Nếu có, thì thời gian ban ngày và ban đêm là bao nhiêu?

  • A. Trái Đất sẽ vẫn có ngày và đêm, trong đó 6 tháng sẽ là ban ngày và 6 tháng còn lại là ban đêm.
  • B. Trái Đất sẽ chỉ có ban ngày
  • C. Trái Đất vẫn có ngày và đêm. Khi đó, độ dài một ngày – đêm trên bề mặt Trái Đất sẽ dài bằng một năm.
  • D. Ngày và đêm sẽ vẫn có sự luân phiên giữa các bán cầu.Trong đó, mỗi bán cầu sẽ có 6 tháng ban ngày, 6 tháng ban đêm.

Câu 23: Vì sao khí hậu miền nam lại nóng quanh năm và có sự phân chia 2 mùa: mưa và khô rõ rệt?

  • A. Nước ta năm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, miền Nam nước ta nằm gần xích đạo nên hàng năm nhận được lượng bức xạ lớn.
  • B. Thời gian 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh ở miền Nam xa nhau hơn nên chế độ nhiệt độ có 2 cực đại và cực tiểu rõ rệt.
  • C. Nhiệt độ cao đều trong năm
  • D. Cả A, B, C

Câu 24: Khi sử dụng la bàn ta phải lưu ý các điểm sau:

  • A. Không gần vật kim loại
  • B. Không để gần lửa
  • C. Phải để trên một mặt phẳng nằm ngang
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 25: Có mấy loại la bàn thường được dùng hiện nay?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 26: La bàn không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Kim nam châm làm bằng kim loại có từ tính.
  • B. Đầu kim bắc và kim nam có màu khác nhau.
  • C. Vòng đo độ có bốn hướng: Bắc, Nam, Tây, Đông.
  • D. Trên vòng đo độ hướng Bắc 180o, hướng Tây 0o

 Câu 27: Khi Mặt Trời lên cao trên bầu trời có thể xác định phương hướng theo

  • A. bóng nắng.
  • B. hướng mọc.
  • C. hướng lặn.
  • D. hướng gió.

Câu 28: Điều gì sẽ xảy ra khi la bàn không được đặt trên mặt phẳng?

  • A. Kim la bàn luôn chỉ hướng bắc - nam.
  • B. Hướng xác định không được chính xác.
  • C. Kim la bàn sẽ quay liên tục.
  • D. Hướng xác định được là chính xác.

Câu 29: Đâu không phải là một cách để xác định phương hướng trong thực tế

  • A. Sử dụng la bàn từ.
  • B. Xác định phương hướng bằng những địa vật đặc biệt. (tổ kiến, hoa hướng dương, rừng cây...)
  • C. Xác định dựa vào mặt trời, mặt trăng
  • D. Dựa vào vị trí tòa nhà cao nhất trong khu vực

Câu 30: Đâu không phải một đặc điểm của sao Kim?

  • A. Thường xuất hiện gần Mặt Trời vào lúc hửng sáng và chập tối
  • B. Xác định phương hướng dựa vào sao Kim không phải lúc nào cũng chính xác.
  • C. Lúc sao Kim mọc vào khoảng chập tối (sau khi Mặt trời vừa lặn xong), nó được gọi là Sao Hôm, vị trí của nó ở hướng Tây.
  • D. Lúc sao Kim mọc vào khi hửng sáng (trước khi Mặt trời mọc), nó được mọi gọi là Sao Mai, vị trí của nó là ở hướng Đông.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ