[KNTT] Trắc nghiệm địa lí 6 chương 5: Nước trên trái đất (P3)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm địa lí 6 chương 5: Nước trên trái đất sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của Nước trên Trái Đất là

  • A. năng lượng bức xạ Mặt Trời.
  • B. năng lượng địa nhiệt.
  • C. năng lượng thuỷ triều.
  • D. năng lượng của gió.

Câu 2: Đâu là vòng tuần hoàn quá trình hình thành mưa?

  • A. Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước.
  • B. Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Tiếp đó hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa.
  • C. Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp gió thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa.
  • D. Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa.

Câu 3: Chọn từ thích hợp khi nói về vòng tuần hoàn nước "Không khí bao giờ cũng chứa một lượng....... nhất định tạo nên độ ẩm không khí".

  • A. Lượng hơi nước
  • B. Rất ít hơi nước
  • C. Nhiều hơi nước
  • D. Hơi nước

Câu 4: Thành phần nào sau đây của nước ngọt chiếm tỉ trọng lớn nhất?

  • A. Băng.
  • B. Nước mặt.
  • C. Nước ngầm.
  • D. Nước khác.

Câu 5: Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm có

  • A. Nước sông, nước ngầm, băng hà.
  • B. Nước biển, nước sông, khí quyển.
  • C. Nước sông, nước hồ và nước ao.
  • D. Nước biển, nước sông và nước ngầm.

Câu 6: Hãy cho biết khi không khí đã bão hòa mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước thì dẫn đến?

  • A. Sẽ diễn ra hiện tượng mưa
  • B. Diễn ra sự ngưng tụ
  • C. Tạo thành các đám mây
  • D. Hình thành độ ẩm tuyệt đối

Câu 7: Lượng hơi nước chứa được càng nhiều, khi nhiệt độ không khí như thế nào?

  • A. càng thấp.
  • B. càng cao.
  • C. trung bình.
  • D. Bằng 00.

Câu 8: Trong thủy quyển, thành phần nước mặn nhiều gấp mấy lần nước ngọt?

  • A. 36 lần
  • B. 37 lần
  • C. 38 lần
  • D. 39 lần

Câu 9: Đâu không phải là dạng tồn tại tự nhiên của nước ngọt?

  • A. Nước ngầm
  • B. Băng
  • C. Nước cất
  • D. Nước mặt

Câu 10: Tình trạng nguồn nước ngọt ở Việt Nam:

  • A. Việt Nam có nguồn nước mặt, nước ngầm tương đối tốt, trữ lượng dồi dào, đủ để chúng ta có thể thoải mái khai thác và sử dụng.
  • B. Nguồn nước ngọt ở Việt Nam không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng nóng lên toàn cầu.
  • C. Do mưa nhiều, nguồn nước ngầm đang ngày một gia tăng trữ lượng.
  • D. Nguồn nước ngọt đang ngày càng bị ô nhiễm do các hoạt động xả thải của con người.

 Câu 11: Ở vùng đất đá thấm nước, nguồn nước nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước sông?

  • A. Hơi nước.
  • B. Nước ngầm.
  • C. Nước hồ.
  • D. Nước mưa.          

Câu 12: Dựa theo tính chất của nước thì chia ra được có hồ nào?

  • A. Hồ vết tích của các khúc sông và hồ miệng núi lửa
  • B. Hồ nhân tạo và hồ nước ngọt
  • C. Hồ miệng núi lửa và hồ nước mặn
  • D. Hồ nước mặn và hồ nước ngọt

Câu 13: Căn cứ vào nguồn gốc hình thành có thể chia thành?

  • A. Hồ vết tích của các khúc sông và hồ miệng núi lửa
  • B. Hồ nhân tạo và hồ nước ngọt
  • C. Hồ miệng núi lửa và hồ nước mặn
  • D. Hồ nước mặn và hồ nước ngọt

Câu 14: Đâu là nguyên nhân hình thành hồ nước mặn?

  • A. Có nhiều sinh vật phát triển trong hồ.
  • B. Khí hậu khô hạn ít mưa, độ bốc hơi lớn.
  • C. Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều nhưng có độ bốc hơi lớn.
  • D. Gần biển do có nước ngầm mặn.

Câu 15: Sông có tổng lượng nước chảy trong năm lớn nhất nước ta là:

  • A. Sông Đồng Nai
  • B. Sông Hồng
  • C. Sông Đà
  • D. Sông Cửu Long

Câu 16: Dòng sông lạnh nhất thế giới nằm ở châu lục nào?

  • A. Châu Nam Cực
  • B. Châu Đại Dương
  • C. Châu Âu
  • D. Châu Phi

Câu 17: Hồ nước ngọt lớn nhất thế giới là:

  • A. Hồ Lagoda
  • B. Hồ Baikal
  • C. Hồ Victoria
  • D. Hồ Nicaragua.

Câu 18: Hồ nước ngọt Bai-kan thuộc quốc gia nào sau đây?

  • A. Hoa Kì.
  • B. Trung Quốc.
  • C. Ấn Độ.
  • D. Liên bang Nga.

Câu 19: Đâu không phải là vai trò của nước sông, hồ đối với đời sống con người?

  • A. Làm thủy điện
  • B. Cung cấp nước tưới tiêu
  • C. Cung cấp nguồn khoáng sản dồi dào
  • D. Nuôi trồng thủy sản

Câu 20:Đâu không phải là vai trò của băng hà đối với tự nhiên và đời sống con người?

  • A. Góp phần điều hòa nhiệt độ trên Trái Đất.
  • B. Cung cấp nước cho các dòng sông.
  • C. Làm giảm ô nhiễm môi trường
  • D. Trong tương lại băng hà sẽ là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất,...

Câu 21: Mùa lũ ở các con sông phía Bắc thường nằm trong khoảng thời gian nào?

  • A. Mùa xuân
  • B. Mùa hạ
  • C. Mùa thu
  • D. Mùa đông

Câu 22: Đâu không phải là hoạt động sử dụng mạch nước ngầm?

  • A. Xây thủy điện
  • B. Làm giếng khoan
  • C. Suối nước nóng tại các khu du lịch
  • D. A và B

 Câu 23: Nguyên nhân chủ yếu gây ra sóng thần là do:

  • A. Động đất ngầm dưới đáy biển
  • B. Sự thay đổi áp suất của khí quyển
  • C. Chuyển động của dòng khí xoáy
  • D. Bão, lốc xoáy

Câu 24: Nước biển và đại dương có mấy sự vận động

  • A. 1
  • B. 2 
  • C. 3 
  • D. 4

Câu 25: Hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa được gọi là

  • A. Sóng thần.
  • B. Thủy triều.
  • C. Sóng biển.
  • D. Dòng biển.

Câu 26: Bán nhật triều là hiện tượng thủy triều mỗi ngày lên, xuống

  • A. 3 lần.
  • B. 4 lần.
  • C. 1 lần .
  • D. 2 lần.

Câu 27: Trên thế giới không có đại dương nào sau đây?

  • A. Bắc Băng Dương.
  • B. Thái Bình Dương.
  • C. Đại Tây Dương.
  • D. Châu Nam Cực.

Câu 28: Trên các biển và đại dương có những loại dòng biển nào sau đây?

  • A. Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
  • B. Dòng biển lạnh và dòng biển nguội.
  • C. Dòng biển nóng và dòng biển trắng.
  • D. Dòng biển trắng và dòng biển nguội. 

Câu 29: Những dòng biển nóng trên Trái Đất thường chảy từ

  • A. Xích đạo lên các vĩ độ cao.
  • B. Vùng vĩ độ cao về vùng vĩ độ thấp.
  • C. Vùng vĩ độ ôn hòa về cực.
  • D. Các vùng vĩ độ cao về xích đạo.

Câu 30: Những dòng biển lạnh trong các đại dương trên thế giới thường chảy từ

  • A.Vùng vĩ độ cao về vùng vĩ độ thấp.
  • B. Xích đạo lên các vĩ độ cao.
  • C. Vùng vĩ độ ôn hòa về cực.
  • D. Vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ