Câu 1: Kinh độ của một điểm bất kì được tính bằng độ và là
- A. Khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó cho tới cực Bắc
- B. Khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó cho tới cực Nam.
-
C. Khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó cho tới kinh tuyến gốc.
- D. Khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó cho tới vĩ tuyến gốc.
Câu 2: Dựa vào đâu để xác định vĩ tuyến Bắc và vĩ tuyến Nam:
-
A. Đường Xích đạo
- B. Chí tuyến Bắc
- C. Chí tuyến Nam
- D. Kinh tuyến gốc
Câu 3: Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến
-
A. 0o
- B. 66o33’
- C. 23o27’
- D. 90o
Câu 4: Chí tuyến là vĩ tuyến
-
A. 23o27’
- B. 0o
- C. 66o33’
- D. 90o
Câu 5: Tầm quan trọng của bản đồ trong việc học địa lí là:
- A. Cung cấp cho ta vị trí, sự phân bố các đối tượng
- B. Cung cấp cho ta hiện tượng địa lí ở các vùng đất khác nhau trên bản đồ
-
C. Cung cấp cho ta những khái niệm chính sác về vị trí, sự phân bố các đối tượng hiện tượng địa lí tự nhiên - kinh tế - xã hội ở các vùng đất khác nhau trên bản đồ.
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 6: Bản đồ là biểu hiện mặt cong hình cầu của Trái Đất hay vùng đất lên
- A. Một hình tròn
-
B. Một mặt phẳng thu nhỏ
- C. Một quả địa cầu
- D. Một hình cầu
Câu 7: Cho bản đồ sau:
- A. Điểm A
- B. Điểm H
-
C. Điểm G
- D. Điểm E
Câu 8: Quan sát bản đồ thế giới và cho biết, nếu muốn bay từ Việt Nam tới Sing-ga-po thì cần bay theo hướng nào?
- A. Hướng Tây
- B. Hướng Đông Bắc
-
C. Hướng Đông Nam
- D. Hướng Tây Nam
Câu 9: Máy bay đi từ Hà nội đến Băng Cốc (Thái Lan), bay theo hướng nào sau đây?
- A. Hướng Nam
- B. Hướng Tây
- C. Hướng Bắc
-
D. Hướng Tây Nam
Câu 10: Đâu không phải là một phép chiếu đồ cơ bản trong địa lí?
- A. Phép chiều hình trụ
- B. Phép chiếu hình nón
-
C. Phép chiếu hình thang
- D. Phép chiếu phương vị
Câu 11: Ý nào sau đây không đúng?
- A. Tỉ lệ số là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.
-
B. Tỉ lệ số là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số càng nhỏ thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.
- C. Tỉ lệ thước là tỉ lệ được vẽ dưới dạng thước đo tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực tế.
- D. Bản đồ dùng tỉ lệ số hay tỉ lệ thước đều không làm sai lệch tỉ lệ chung của bản đồ.
Câu 12: Trong các tỉ lệ bản đồ sau đây, tờ bản đồ nào có mức độ chi tiết cao nhất?
-
A. 1: 7.500
- B. 1: 15.000
- C. 1: 200.000
- D. 1: 1.000.000
Câu 13: Bản đồ có tỉ lệ nhỏ nhất là
- A. 1 : 900.000
- B. 1 : 100.000
-
C. 1 : 3000.000
- D. 1 : 1000.000
Câu 14: Đâu là bản đồ có tỉ lệ trung bình?
-
A. 1 : 500.000
- B. 1 : 150.000
- C. 1 : 100.000
- D. 1 : 2000.000
Câu 15: Bản đồ có thước tỉ lệ như sau:
Cho biết 5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?
- A. 2 km
-
B. 5 km.
- C. 10 km.
- D. 8 km.
Câu 16: Quãng đường từ Hà Nội đến thành phố Nam Định là 90km. Trên bản đồ tỉ lệ 1:1000000 quãng đường đó dài bao nhiêu xăng-ti-mét?
-
A. 9cm
- B. 90cm
- C. 900cm
- D. 9000cm
Câu 17: Khoảng cách từ Huế đến Đà Nẵng là 105km, trên bản đồ Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đo được 15cm, vậy bản đồ có tỉ lệ:
- A. 1:600.000
-
B. 1:700.000
- C. 1:500.000
- D. 1:400.000
Câu 18: Quan sát hình sau, cho biết đây là bảng chú giải của loại bản đồ nào?
- A.Bản đồ hành chính
-
B. Bản đồ tự nhiên
- C. Bản đồ điều hướng
- D.
Bản đồ kinh tế xã hội
Câu 19: Bảng chú giải sau được đặt trong loại bản đồ nào?
- A. Bản đồ khí hậu
- B. Bản đồ địa hình
- C. Bản đồ tự nhiên
-
D.Bản đồ hành chính
Câu 20: Việc đầu tiên cần làm khi muốn vẽ lược đồ trí nhớ là gì?
- A. Chọn ví trí bắt đầu và kết thúc trên lược đồ trí nhớ
- B. Tính khoảng cách giữa hai điểm khởi đầu và kết thúc của lược đồ.
-
C. Hồi tưởng lại không gian cần vẽ với các sự vật, hiện tượng cụ thể.
- D. Đáp án khác
Câu 21: Lược đồ trí nhớ phản ánh sự cảm nhận của con người về không gian sống và ý nghĩa của không gian ấy đối với
-
A. cá nhân.
- B. tập thể.
- C. tổ chức.
- D. quốc gia.
Câu 22: Lược đồ trí nhớ của hai người về một địa điểm có đặc điểm nào sau đây?
-
A. Khác nhau hoàn toàn.
- B. Giống nhau hoàn toàn.
- C. Khó xác định được.
- D. Không so sánh được.
Câu 23: Có những loại lược đồ trí nhớ cơ bản nào?
-
A. Đường đi và khu vực.
- B. Khu vực và quốc gia.
- C. Không gian và thời gian.
- D. Thời gian và đường đi.
Câu 24: Lược đồ trí nhớ có vai trò thế nào đối với con người?
- A. Xác định đường đi, cải thiện trí nhớ.
- B. Tìm đường đi, xác định thời gian đi.
- C. Công cụ hỗ trợ đường đi, xác định hướng.
-
D. Định hướng không gian, tìm đường đi.
Câu 25: Trong học tập, lược đồ trí nhớ không có vai trò nào sau đây?
- A. Giúp học địa lí thú vị hơn nhiều.
- B. Hỗ trợ nắm vững các kiến thức địa lí.
-
C. Hạn chế không gian vùng đất sống.
- D. Vận dụng vào đời sống đa dạng hơn.
Câu 26: Lược đồ trí nhớ phong phú về không gian sống của một vùng đất, sẽ giúp ta:
- A. sống xa cách và không muốn sinh sống ở đó nữa.
-
B. sống gắn bó và thấy vùng đất đó có ý nghĩa hơn.
- C. thấy vùng đất chán, nhiều vấn đề và muốn cải tổ.
- D. thấy vùng đất đẹp, nhiều không gian chưa khai thác.
Câu 27: Trong các ý sau, ý nào không đúng khi nói về việc xây dựng một lược đó trí nhớ?
- A. Lược đồ được bắt đầu từ vị trí điểm đứng của người vẽ lược đồ.
- B. Lược đồ rất đơn giản, gồm có kí hiệu đường, kí hiệu điểm và những thông tin người dùng cho là hữu ích, dễ nhớ.
- C. Lược đồ có một số địa hình địa vật được dùng làm các mốc xác định phương hướng, đường đi, địa điểm.
-
D. Lược đồ có đầy đủ các yếu tố kí hiệu đường, kí hiệu điểm, tên, hệ thống lưới kinh vĩ tuyến, tỉ lệ và chú giải.
Câu 28: Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói về mục đích sử dụng lược đồ trí nhớ trong học tập Địa Lí?
- A. Giúp cho quá trình học tập thú vị hơn.
- B. Có kiến thức địa lí vững chắc hơn.
- C. Tăng khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
-
D. Sử dụng để luyện tập các bài học.
Câu 29: Hãy sắp xếp lại các ý sau sao cho đúng với thứ tự các bước khi vẽ lược đồ trí nhớ về đường đi từ nhà đến trường học. (1-4-2-3)
1. Hồi tưởng điểm xuất phát và điểm kết thúc.
2. Xác định hướng đi và khoảng cách giữa các điểm mốc.
3. Nhớ lại những điểm mốc chính trên toàn bộ quãng đường.
4. Xác định hướng đi từ điểm xuất phát đến điểm đến.
- A. 3-2-4-1
- B. 4-1-3-2
-
C. 1-4-2-3
- D. 2-3-1-4
Câu 30: "Sắp xếp không gian: Suy nghĩ về tất cả những hình ảnh em có về nơi đó và sắp xếp chúng lại với nhau trong tư duy của mình." Là bước thứ mấy khi tiến hành vẽ lược đồ trí nhớ?
- A. Bước 1
-
B. Bước 2
- C. Bước 3
- D. Bước 4