Trắc nghiệm Địa lý 6 kết nối tri thức học kì I

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong khi Trái Đất tự quay quanh trục những địa điểm nào sau đây không thay đổi vị trí?

  • A. Hai cực.
  • B. Hai chí tuyến.
  • C. Xích đạo.
  • D. Vòng cực.

Câu 2: Theo em trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả

  • A.Sự luân phiên ngày đêm
  • B.Giờ trên Trái Đất.
  • C.Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.
  • D.Hiện tượng mùa trong năm.

Câu 3: Theo em Nga là quốc gia có nhiều múi giờ đi qua lãnh thổ là do:

  • A.Lãnh thổ hẹp ngang.
  • B.Lãnh thổi kéo dài theo chiều kinh tuyến.
  • C.Lãnh thổ kéo dài theo chiều vĩ tuyến.
  • D.Lãnh thổ thuộc châu Á và châu Âu.

Câu 4:  Trong các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục, có ý nghĩa nhất đối với sự sống là hệ quả nào sau đây?

  • A. Hiện tượng mùa trong năm.
  • B. Sự lệch hướng chuyển động.
  • C. Giờ trên Trái Đất.
  • D. Sự luân phiên ngày đêm.

Câu 5: Quốc gia có nhiều múi giờ đi qua lãnh thổ nhất là?

  • A.Trung Quốc.
  • B.Hoa Kì.
  • C.Nga.
  • D.Canada

Câu 6: Hành tinh đứng đầu tiên trong Hệ Mặt Trời là

  • A. Sao Kim.
  • B. Sao Thủy.
  • C. Trái Đất.
  • D. Sao Hỏa.

Câu 7: Theo em sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất là hệ quả có ý nghĩa nào dưới đây?

  • A.Giúp con người có thể sắp xếp thời gian làm việc.
  • B.Ý nghĩa đối với sự sống của con người trên Trái Đất.
  • C.Tạo ra các mùa trong năm, ngày đêm dài ngắn theo mùa.
  • D.Mang lại các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Câu 8: Trái Đất có bán kính bao nhiêu?

  • A.6307km
  • B.510 triệu km
  • C.6370km
  • D.40070km

Câu 9:  Dựa vào hướng Mặt Trời lặn xác định được hướng nào sau đây?

  • A. Tây.
  • B. Đông.
  • C. Bắc.
  • D. Nam.

Câu 10: Theo anh chị trên Trái Đất, giờ khu vực phía đông bao giờ cũng sớm hơn giờ khu vực phía tây là do:

  • A.Trục Trái đất nghiêng
  • B.Trái đất quay từ Tây sang Đông
  • C.Ngày đêm kế tiếp nhau
  • D.Trái đất quay từ Đông sang Tây

Câu 11:Theo anh chị máy bay đi từ Hà nội đến Băng Cốc (Thái Lan), bay theo hướng nào sau đây?

  • A.Hướng Nam
  • B.Hướng Tây
  • C.Hướng Bắc
  • D.Hướng Tây Nam

Câu 12: Trước khi vẽ lược đồ trí nhớ thì cần làm gì?

  • A.Chọn ví trí bắt đầu và kết thúc trên lược đồ trí nhớ
  • B.Tính khoảng cách giữa hai điểm khởi đầu và kết thúc của lược đồ.
  • C.Hồi tưởng lại không gian cần vẽ với các sự vật, hiện tượng cụ thể.
  • D.Đáp án khác

Câu 13: Dựa vào hướng Mặt Trời mọc xác định được hướng nào sau đây?

  • A. Tây.
  • B. Nam.
  • C. Đông.
  • D. Bắc.

Câu 14: Lược đồ trí nhớ là gì?

  • A.Lược đồ chí nhớ là những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong trí óc con người.
  • B.Lược đồ chí nhớ của một người phản ánh sự cảm nhận của người đó về không gian sống và ý nghĩa của không gian ấy đối với cá nhân.
  • C.Lược đồ chí nhớ được đặc trưng bởi sự đánh dấu các địa điểm mà một người đã từng gặp, từng đến
  • D.Cả A, B và C

Câu 15: Theo thuyết kiến tạo mảng, khi hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng thường hình thành

  • A. các dãy núi ngầm.
  • B. các dãy núi trẻ cao.
  • C. đồng bằng.
  • D. cao nguyên.

Câu 16: Một phương tiện đặc biệt để mô tả hiểu biết cá nhân về một địa phương gọi là

  • A. sơ đồ trí nhớ.
  • B. lược đồ trí nhớ.
  • C. bản đồ trí nhớ.
  • D. bản đồ không gian.

Câu 17: Nhiệt độ cao nhất của Trái Đất tập trung ở đâu?

  • A. vỏ Trái Đất.
  • B. lớp trung gian.
  • C. thạch quyển.
  • D. lõi Trái Đất.

Câu 18: Em hãy cho biết theo quy ước đầu phía trên của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào?

  • A. Đông
  • B. Bắc
  • C. Tây
  • D. Nam

Câu 19: Lõi Trái Đất có độ dày bao nhiêu?

  • A. Trên 3000km
  • B. 1000 km
  • C. 1500 km
  • D. 2000 km

Câu 20: Theo anh chị một trong những căn cứ rất quan trọng để xác định phương hướng trên bản đồ là dựa vào?

  • A. mạng lưới kinh, vĩ tuyến thể hiện trên bản đồ.
  • B. hình dáng lãnh thổ thể hiện trên bản đồ.
  • C. vị trí địa lí của lãnh thổ thể hiện trên bản đồ.
  • D. bảng chú giải.

Câu 21: Các dãy núi ngầm dưới đại dương hình thành khi?

  • A. hai địa mảng xô vào nhau.
  • B. hai địa mảng được nâng lên cao.
  • C. hai địa mảng bị nén ép xuống đáy đại dương.
  • D. hai địa mảng tách xa nhau.

Câu 22: Theo em trên bản đồ nếu khoảng cách giữa các đường đồng mức cách xa nhau thì địa hình nơi đó?

  • A. càng dốc
  • B. càng thoải
  • C. càng cao
  • D. càng cắt xẻ mạnh

Câu 23: Nội lực có xu hướng nào sau đây?

  • A. Làm địa hình mặt đất gồ ghề.
  • B. Phá huỷ địa hình bề mặt đất.
  • C. Tạo ra các dạng địa hình mới. 
  • D. Tạo ra các dạng địa hình nhỏ.

Câu 24: Tỉ lệ bản đồ 1 : 6.000.000 có nghĩa là

  • A. 1 cm Irên bản đồ bằng 6.000 m trên thực địa.
  • B. 1 cm trên bản đồ hằng 600 m trên thực địa.
  • C. 1 cm trên bản đồ bằng 60 km trên thực địa.
  • D. 1 cm trên hản đồ bằng 6 km trên thực địa.

Câu 25: Nguồn năng lượng chủ yếu sinh ra nội lực không phải là

  • A. sự phân hủy của các chất phóng xạ.
  • B. năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.
  • C. năng lượng các phản ứng hóa học.
  • D. sự chuyển dịch của các dòng vật.

Câu 26: Theo tỉ lệ số thì tỉ lệ 1:100.000 có nghĩa là 1 cm trên bản đồ bằng 100.000 cm hay bằng bao nhiêu trên thực địa?

  • A.1km
  • B.10km
  • C.100km
  • D.10cm

Câu 27: Các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa,… là biểu hiện của

  • A. vận động kiến tạo theo phương nằm ngang.
  • B. tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
  • C. vận động kiến tạo theo phương thẳng đứng.
  • D. tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.

Câu 28: Bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn 1 : 1 000.000 là những bản đồ có tỉ lệ

  • A. nhỏ.
  • B. trung bình.
  • C. lớn.
  • D. rất lớn.

Câu 29: Quanh các vùng núi lửa đã tắt dân cư thường tập trung đông đúc vì?

  • A. Khí hậu ấm áp
  • B.Nhiều hồ nước
  • C.Đất đai màu mỡ.
  • D.Giàu thủy sản.

Câu 30: Nhận định nào sau đây đúng về mạng lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ?

  • A. Kinh tuyến và vĩ tuyến là những đường thẳng song song và vuông góc với nhau.
  • B. Kinh tuyến là những đường thẳng song song, còn vĩ tuyến là những đường cong.
  • C. Kinh tuyến, vĩ tuyến gốc là đường thẳng; các kinh, vĩ tuyến còn lại là đường cong.
  • D. Kinh tuyến là những đường cong chụm ở cực và vĩ tuyến là những đường thẳng.

Câu 31: Dấu hiệu trước khi động đất xảy ra không phải là

  • A. mực nước giếng thay đổi.
  • B. cây cối nghiêng hướng Tây.
  • C. động vật tìm chỗ trú ẩn.
  • D. mặt nước có nổi bong bóng.

Câu 32: Với cùng một vị trí Địa Lí trên Trái Đất nhưng lại có các bản đồ khác nhau là do

  • A. cách vẽ của từng tác giả.
  • B. có kinh vĩ tuyến khác nhau.
  • C. mặt phẳng giấy khác nhau.
  • D. các phép chiếu khác nhau.

Câu 33: Núi trẻ không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Sườn dốc.
  • B. Đỉnh cao nhọn.
  • C. Đỉnh tròn.
  • D. Thung lũng sâu.

Câu 34: Theo anh chị khu vựccàng xa trung tâm bản đồ, thì:

  • A.ít sai số về hình dạng. 
  • B.sự biến dạng càng rõ rệt.
  • C.không có sự biến dạng.
  • D.biến dạng không đáng kể.

Câu 35:  Lược đồ địa hình tỉ lệ lớn là:

  • A.lược đồ thể hiện đường đi
  • B.lược đồ thể hiện khu vực nào đó
  • C.lược đồ thể hiện đặc điểm địa hình (độ cao, độ dốc,...) của một khu vực có diện tích nhỏ bằng các đường đồng mức và màu sắc.
  • D.Đáp án khác

Câu 36:  Nếu cách 10 ở tâm thì trên bề mặt của quả Địa Cầu sẽ có bao nhiêu kinh tuyến?

  • A. 361.
  • B. 180.
  • C. 360.
  • D. 181.

Câu 37: Khi đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn người ta căn cứ vào đâu để tính độ cao của các địa điểm?

  • A.Đường ranh giới
  • B.Đường đồng mức
  • C.Đỉnh núi
  • D.Cả 3 đáp án trên

Câu 38:  Kinh tuyến là đường nối dài từ đâu tới đâu?

  • A.Kinh tuyến là nửa đường thẳng nối hai cực trên bề mặt quả Địa Cầu
  • B.Kinh tuyến là một đường tròn nối hai cực trên bề mặt quả Địa Cầu
  • C.Kinh tuyến là nửa đường tròn nối hai cực trên bề mặt quả Địa Cầu
  • D.Đáp án khác

Câu 39: Ở trên đại dương vỏ Trái Đất có độ dày thế nào?

  • A. 20 - 30km.
  • B. Dưới 20km.
  • C. 30 - 40km.
  • D. Trên 40km.

Câu 40: Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu là những đường

  • A. kinh tuyến.
  • B. kinh tuyến gốc.
  • C. vĩ tuyến.     
  • D. vĩ tuyến gốc

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ