Câu 1: Lõi Trái Đất có độ dày:
- A. Trên 3000km
- B. 1000 km
- C. 1500 km
- D. 2000 km
Câu 2: Lớp man-ti tồn tại ở trạng thái nào sau đây?
-
A. Rắn.
- B. Lỏng.
- C. Quánh dẻo.
- D. Khí.
Câu 3: Trên Trái Đất có tất cả bao nhiêu mảng kiến tạo lớn?
- A. 9.
- B. 6.
- C. 8.
-
D. 7.
Câu 4: Theo em đâu là tên một vành đai lửa lớn, tiêu biểu nhất trên thế giới
- A. Đại Tây Dương
-
B. Thái Bình Dương
- C. Ấn Độ Dương
- D. Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a.
Câu 5: Quan sát hình và cho biết, địa mảng nào tách xa địa mảng Á – Âu ở phía Tây?
-
A. Mảng Bắc Mĩ.
- B. Mảng Nam Mĩ.
- C. Mảng Thái Bình Dương.
- D. Mảng Phi.
Câu 6: Những vùng bất ổn của trái đất thường nằm ở
- A. trên các lục địa.
- B. giữa các đại dương.
- C. các vùng gần cực.
-
D. vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo.
Câu 7: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về quá trình di chuyển các mảng kiến tạo?
- A. Tách rời nhau.
- B. Xô vào nhau.
- C. Hút chờm lên nhau.
-
D. Gắn kết với nhau.
Câu 8: Lục địa nào có diện tích nhỏ nhất trong các lục địa:
- A. Lục địa Phi
- B. Lục địa Nam Cực
-
C. Lục địa Ô-xtrây-li-a
- D. Lục địa Bắc Mỹ
Câu 9: Một quốc gia được biết đến là nơi thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa là
- A. Việt Nam
- B. Trung Quốc
-
C. Nhật Bản
- D. Thái Lan
Câu 10: Ở bờ Tây Thái Bình Dương, vành đai động đất và núi lửa hình thanh do sự tiếp xúc của các địa mảng nào dưới đây?
-
A. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Philippin, mảng Ấn Độ - Australia.
- B. Mảng Phi, mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Philippin.
- C. Mảng Âu – Á mảng Thái Bình Dương, mảng Phi, mảng Ấn Độ - Australia.
- D. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Nazca, mảng Ấn Độ - Australia.
Câu 11: Quan sát hình và cho biết về phía Nam, địa mảng Âu – Á xô vào những địa mảng nào?
- A. Địa mảng Phi và một địa mảng nhỏ
- B. Một địa mảng nhỏ và địa mảng Ấn Độ
- C. Địa mảng Bắc Mỹ, địa mảng Phi và một địa mảng nhỏ
-
D. Địa mảng Phi, địa mảng Ấn Độ và một địa mảng nhỏ
Câu 12: Nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh đã xảy ra hiện tượng nào dưới đây?
- A. Hình thành các dãy núi cao đồ sộ.
- B. Xuất hiện các vực thảm, hố sâu khủng lồ.
-
C. Xảy ra nhiều động đất, núi lửa.
- D. Có khí hậu khắc nghiệt với nhiều hoang mạc rộng lớn.
Câu 13: Bộ phận nào sau đây không phải của núi lửa?
-
A. Cửa núi.
- B. Miệng.
- C. Dung nham.
- D. Mắc-ma.
Câu 14: Động đất nhẹ rơi vào khoảng mấy độ rich-te?
- A. 5 - 5,9 độ.
-
B. 4 - 4,9 độ.
- C. 6 - 6,9 độ.
- D. trên 7 độ.
Câu 15: Hiện nay, trên Trái Đất có khoảng trên bao nhiêu núi lửa hoạt động?
- A. 200.
- B. 300.
- C. 400.
-
D. 500.
Câu 16: Nhật Bản nằm ở vành đai lửa nào sau đây?
- A. Đại Tây Dương.
-
B. Thái Bình Dương.
- C. Ấn Độ Dương.
- D. Bắc Băng Dương.
Câu 17: Các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa,… là biểu hiện của
- A. vận động kiến tạo theo phương nằm ngang.
- B. tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
- C. vận động kiến tạo theo phương thẳng đứng.
-
D. tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
Câu 18: Vì sao quanh các vùng núi lửa đã tắt dân cư thường tập trung đông đúc?
- A. Khí hậu ấm áp
- B. Nhiều hồ nước
-
C. Đất đai màu mỡ.
- D. Giàu thủy sản.
Câu 19: Ở nước ta, hiện tượng động đất xảy ra mạnh nhất tại khu vực nào sau đây?
- A. Tây Nguyên.
-
B. Tây Bắc.
- C. Đông Bắc.
- D. Nam Bộ.
Câu 20: Động Phong Nha thuộc tỉnh Quảng Bình nước ta là dạng địa hình cácxtơ. Em hãy cho biết địa hình cácxtơ hình thành ở vùng núi nào?
-
A. Núi đá vôi.
- B. Núi đá biến chất.
- C. Núi đá mắc ma.
- D. Núi đá trầm tích.
Câu 21: Tại sao các loại cây công nghiệp lâu năm như cà phê, cao su, hồ tiêu,… lại được trồng nhiều ở khu vực Tây Nguyên?
- A. Do địa hình ở Tây Nguyên chủ yếu là đồi núi và cao nguyên, thuận lợi để trồng cây công nghiệp.
-
B. Do ở khu vực Tây Nguyên từng có núi lửa hoạt động, loại đất chủ yếu ở khu vực này là đất đỏ ba dan, thích hợp trồng cây công nghiệp.
- C. Khu vực miền Trung, Tây Nguyên thường mưa nhiều, khí hậu quanh năm mát mẻ nên phù hợp cho các loại cây công nghiệp phát triển.
- D. Cả A, B, C
Câu 22: Dựa vào thời gian hình thành, người ta chia ra
- A. núi trung bình, núi thấp.
- B. núi lửa, núi đá vôi.
- C. núi cao, núi trung bình.
-
D. núi già, núi trẻ.
Câu 23: Cao nguyên là dạng địa hình có độ cao tuyệt đối là
-
A. trên 500m.
- B. từ 300 - 400m.
- C. dưới 300m.
- D. từ 400 - 500m.
Câu 24: Núi trẻ là núi có đặc điểm nào sau đây?
- A. Đỉnh tròn, sườn dốc.
- B. Đỉnh tròn, sườn thoải.
-
C. Đỉnh nhọn, sườn dốc.
- D. Đỉnh nhọn, sườn thoải.
Câu 25: Em hãy cho biết vật chất ở nhân Trái Đất không có đặc điểm nào dưới đây?
-
A. là những chất khí.
- B. là những kim loại nặng.
- C. nhân ngoài vật chất lỏng.
- D. nhân trong vật chất rắn.
Câu 26: Nguyên nhân hình thành núi trẻ
-
A. Do nội lực
- B. Do ngoại lực
- C. Do nội lực và ngoại lực
- D. Ý kiến khác
Câu 27: Động Phong Nha – Kẻ Bàng là
-
A. Địa hình cacxtơ
- B. Núi già
- C. Núi trẻ
- D. Hang động
Câu 28: Ngọn núi có độ cao tương đối là 1000m, người ta đo chỗ thấp nhất của chân núi đến mực nước biển trung bình là 150m. Vậy độ cao tuyệt đối của ngọn núi này là
- A. 1100m
-
B. 1150m
- C. 950m
- D. 1200m
Câu 29: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy giải thích quá trình hình thành các hang động đá vôi ở nước ta.
- A. Tác động của quá trình phong hóa khiến đá vôi bị bào mòn, kết hợp với sự kết tủa của nước tạo nên các hang động với hình nhiều dạng khác nhau.
-
B. Sự bào mòn đá của nước: Trong các khối đá vôi thường có các khe nứt thẳng đứng và nằm ngang. Nước mưa chảy theo khe nứt này hòa tan đá vôi, mở rộng thành các hang động.
- C. Tác động của các lực nội sinh làm bề mặt đất đá trở nên gồ gề, tạo ra các khe rãnh, nứt gãy, kết hợp với các yếu tố ngoại lực (gió, nước,..) tạo nên các hang đá với nhiều hình thù khác nhau.
- D. Sự va chạm của các địa mảng cùng quá trình bồi tụ vật chất khiến các hang động dần được hình thành.
Câu 30: Chỉ ra nguyên nhân khiến vết nứt ở phía Đông Phi không ngừng mở rộng, gây nguy cơ chia cắt mảng kiến tạo châu Phi thành 2 phần.
- A. Thạch quyển của Trái Đất chia thành nhiều mảng kiến tạo. Những mảng này không ổn định mà di chuyển tương đối với nhau ở tốc độ khác nhau.
- B. Tác động của các yếu tố nội sinh trong lòng Trái Đất.
- C. Tách giãn Đông Phi được mô tả là rất dễ tách giãn do áp lực phân bố theo vòng tròn ở lớp phủ bên dưới.
-
D. Cả A, B, C