[KNTT] Trắc nghiệm địa lí 6 chương 7: Con người và thiên nhiên (P1)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm địa lí 6 chương 7: Con người và thiên nhiên sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Dân số là

  • A. tập hợp của những con người đang sống ở một vùng địa lý hoặc một không gian nhất định.
  • B. tập hợp của những con người cùng chung sắc tộc, màu da.
  • C. tập hợp những người trong cùng dòng tộc.
  • D. tập hợp những người cùng sản xuất, kinh doanh trong một lĩnh vực.

Câu 2: Mật độ dân số của một khu vực được tính như thế nào?

  • A. Lấy số dân của một hộ gia đình trong vùng chia cho diện tích sinh sống
  • B. Lấy tổng số dân trong khu vực chia cho diện tích khu vực đó
  • C. Lấy tổng số dân chia cho tổng số hộ gia đình trong khu vực
  • D. Đáp án khác.

Câu 3: Châu lục nào có số dân ít nhất (so với toàn thế giới)?

  • A. Châu Á.
  • B. Châu Âu.
  • C. Châu Phi.
  • D. Châu Đại Dương.

Câu 4: Theo em các nước truyền thống Đông Á thường có tỉ lệ nam cao hơn nữ là do nguyên nhân nào sau đây?

  • A. Chiến tranh nhiều nam ra trận.
  • B. Tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn nam.
  • C. Chuyển cư sang các nước công nghiệp.
  • D. Tâm lý xã hội và phong tục tập quán.

Câu 5: Theo em, kết cấu dân số theo khu vực kinh tế là một thước đo của

  • A. Đặc điểm sinh tử của dân số.
  • B. Tổ chức đời sống xã hội.
  • C. Trình độ phát triển kinh tế
  • D. Trình độ quản lí nhà nước.

Câu 6: Em hãy cho biết cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, một tiêu chí để đánh giá

  • A. trình độ dân trí của một quốc gia.
  • B. tình hình dân số của một quốc gia.
  • C. chất lượng cuộc sống của một quốc gia.
  • D. trình độ phát triển của một quốc gia.

 Câu 7: Siêu đô thị Bắc Kinh thuộc quốc gia nào dưới đây?

  • A. Nhật Bản.
  • B. Trung Quốc.
  • C. Hàn Quốc.
  • D. Triều Tiên.

 Câu 8: Các quốc gia châu Âu có tỉ lệ lao động khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ cao. Điều này thể hiện đặc điểm gì của nền kinh tế?

  • A. Nền kinh tế phát triển ở trình độ trung bình
  • B. Nền kinh tế phát triển ở trình độ cao
  • C. Nền kinh tế phát triển không cân đối
  • D. Nền kinh tế phát triển không ổn định

Câu 9: Lãnh thổ phía Bắc Phi có dân cư thưa thớt nguyên nhân được cho chủ yếu do đâu?

  • A. địa hình núi cao hiểm trở.
  • B. khí hậu lạnh giá, băng tuyết bao phủ.
  • C. khu vực hoang mạc khô hạn.
  • D. khu vực có nhiều động đất, núi lửa.

Câu 10: Lãnh thổ phía Bắc của Nga có dân cư thưa thớt, nguyên nhân chủ yếu do?

  • A. địa hình núi cao hiểm trở.
  • B. khí hậu lạnh giá, băng tuyết bao phủ.
  • C. khu vực hoang mạc khô hạn.
  • D. khu vực có nhiều động đất, núi lửa.

Câu 11: Các nguồn tài nguyên trên Trái Đất phân bố

  • A. đồng đều.
  • B. phân tán.
  • C. không đồng đều.
  • D. tập trung.

Câu 12: Vai trò của môi trường đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước:

  • A. Môi trường đóng vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước.
  • B. Môi trường có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước.
  • C. Môi trường không có ảnh hưởng gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước.
  • D. Môi trường không đóng vai trò gì đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước.

Câu 13: Trong đời sống hằng ngày, thiên nhiên cung cấp những điều kiện hết sức cần thiết nào?

  • A. Không khí
  • B. ánh sáng, nhiệt lượng
  • C. Nguồn nước
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 14: Việc bố trí và lựa chọn các loại cây trồng ở môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa bị chi phối bởi lượng mưa và chế độ mưa trong năm. Nguyên nhân sâu xa được cho là do

  • A. Lượng mưa có sự phân hóa sâu sắc.
  • B. Khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao.
  • C. Đất đai đa dạng, màu mỡ.
  • D. Lượng mưa trung bình năm lớn (trên 1500mm).

Câu 15: Biện pháp nào sau đây không có vai trò trong việc giảm sức ép của con người tới tài nguyên, môi trường?

  • A. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số.
  • B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế.
  • C. Nâng cao đời sống người dân.
  • D. Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên có giá trị.

Câu 16: Ngành kinh tế nào sau đây chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của điều kiện tự nhiên?

  • A. Công nghiệp.
  • B. Thương mại.
  • C. Nông nghiệp.
  • D. Giao thông.

Câu 17: Các đồn điền cao su, cà phê của nước ta phố biến ở dạng địa hình nào sau đây?

  • A. Vùng núi cao.
  • B. Cao nguyên.
  • C. Vùng đồi trung du.
  • D. Vùng đồng bằng.

Câu 18: Trong các hình thức canh tác dưới đây, hình thức nào cho năng suất thấp nhất, ảnh hưởng xấu tới môi trường:

  • A. Làm đồn điền.
  • B. Làm ruộng thâm canh lúa nước.
  • C. Làm nương rẫy.
  • D. Trồng cây công nghiệp lâu năm.

Câu 19: Hoạt động nào sau đây của con người không tác động xấu đến tính chất đất?

  • A. Canh tác quá nhiều vụ trong một năm.
  • B. Luân canh, xen canh các loại cây trồng.
  • C. Phá rừng và đốt rừng làm nương rẫy.
  • D. Bón nhiều phân, sử dụng chất hóa học

Câu 20: Hiện tượng thiên tai nào gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc nước ta vào mùa đông?

  • A. Lũ lụt
  • B. Hạn hán
  • C. Sương muối
  • D. Mưa đá

Câu 21: Vào mùa hạ, hiện tượng thiên tai nào gây ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân miền Trung nước ta?

  • A. Hạn hán
  • B. Bão lũ
  • C. Sóng thần
  • D. Động đất

 Câu 22: Môi trường tự nhiên là:

  • A. tất cả mọi thứ tồn tại xung quanh chúng ta, bao gồm tất cả các sinh vật sống và không sống xuất hiện tự nhiên trên Trái Đất (đất, nước, không khí, sinh vật,…).
  • B. Các yếu tố như đất, nước, không khí, tác động trực tiếp đến cuộc sống con người.
  • C. Các hiện tượng tự nhiên xảy ra hàng ngày
  • D. Nơi sinh sống của con người và sinh vật trên Trái Đất.

Câu 23: Tài nguyên thiên nhiên là

  • A. Tất cả các thành phần tự nhiên có trên Trái Đất.
  • B. Các thành phần của tự nhiên có tác động đến cuộc sống của con người.
  • C. Các thành phần của tự nhiên được sử dụng hoặc có thể sử dụng làm phương tiện sản xuất và đối tượng tiêu dùng của con người
  • D. Tất cả những gì có trong tự nhiên, đã và đang ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.

Câu 24: Bảo vệ tự nhiên không có ý nghĩa trong việc

  • A. hạn chế suy thoái môi trường.
  • B. giữ gìn sự đa dạng sinh học.
  • C. mở rộng diện tích đất, nước.
  • D. ngăn chặn ô nhiễm tự nhiên.

Câu 25: Nguyên nhân cơ bản nhiệt độ Trái Đất hiện nay ngày càng tăng lên là do

  • A. hiệu ứng nhà kính.
  • B. sự suy giảm sinh vật.
  • C. mưa acid, băng tan.
  • D. ô nhiễm môi trường.

Câu 26: Mục tiêu của phát triển bền vững không có khía cạnh nào sau đây?

  • A. Xã hội.
  • B. Đô thị hóa.
  • C. Kinh tế.
  • D. Môi trường

Câu 27: Cơ sở của phát triển bền vững không phải là

  • A. bảo tồn tính đa dạng sinh học và quản lí tốt phương thức sản xuất.
  • B. bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, phục hồi môi trường đã suy thoái.
  • C. sử dụng tối đa, khai thác nhiều tài nguyên không thể tái tạo được.
  • D. giảm đến mức thấp nhất của sự cạn kiệt tài nguyên và môi trường.

Câu 28: Công nghiệp khai thác khoáng sản phát triển mạnh ở đâu?

  • A. Đông Bắc Hoa Kì, vùng U-ran và Xi-bia của Liên Bang Nga.
  • B. Phần Lan, Ca-na-đa.
  • C. Tây Âu, ven Địa Trung Hải.
  • D. Đông Á, Đông Nam Hoa Kỳ.

Câu 29: Vì sao cần khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên?

  • A. Đảm bảo nguồn tài nguyên cho sinh hoạt và sản xuất của con người trong hiện tại cũng như trong tương lai.
  • B. Sử dụng tài nguyên không hợp lí
  • C. Tài nguyên là vô hạn không cần tiết kiệm
  • D. Chất lượng tài nguyên thay đổi

Câu 30: Có thể gối vụ, xen canh nhiều loại cây trồng quanh năm ở môi trường xích đạo ẩm là nhờ?

  • A. lượng mưa lớn.
  • B. nhiệt độ và độ ẩm cao.
  • C. đất đai màu mỡ, đa dạng.
  • D. đồng bằng rộng lớn.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ