Trắc nghiệm Địa lý 6 kết nối tri thức học kì I (P3)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức học kì 1. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục không tạo ra hiện tượng nào sau đây?

  • A. Giờ giấc mỗi nơi mỗi khác.
  • B. Hiện tượng mùa trong năm.
  • C. Ngày đêm nối tiếp nhau.
  • D. Sự lệch hướng chuyển động.

Câu 2: Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian?

  • A.Một ngày đêm
  • B.Một năm
  • C.Một mùa
  • D.Một tháng

Câu 3: Ở vĩ tuyến 66033’ Bắc và Nam, ngày 22 tháng 6 và ngày 22 tháng 12 có ngày hoặc đêm dài suốt

  • A. 24 giờ.
  • B. 12 giờ.
  • C. 23 giờ.
  • D. 15 giờ.

Câu 4: Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Thuận theo chiều kim đồng hồ tạo ra hiện tượng 24 giờ.
  • B. Tự quay quanh trục theo hướng từ Đông sang Tây.
  • C. Cùng với hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.  
  • D. Cùng chiều kim đồng hồ và hướng từ Tây sang Đông.

Câu 5: Em hãy cho biết quỹ đạo chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất có dạng?

  • A.Tròn
  • B.Elip gần tròn
  • C.Hình thoi
  • D.Cầu

Câu 6: Trái Đất có bán kính ở Xích đạo là

  • A. 6356 km.
  • B. 6387 km.
  • C. 6378 km.
  • D. 6365 km.

Câu 7: Trái Đất có những chuyển động chính nào sau đây?

  • A. Tự quay quanh trục và quay xung quanh các hành tinh khác.
  • B. Tự quay quanh trục và chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.
  • C. Chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời và các hành tinh khác.
  • D. Tự quay quanh trục và chuyển động hình ê líp xung quanh Mặt Trời.

Câu 8: Em hãy cho biết đường biểu hiện trục Trái Đất (BN) và đường phân chia sáng tối (ST) làm thành 1 góc:

  • A. 66033'
  • B.33066'
  • C.23027'
  • D.27023'

Câu 9: La bàn không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Kim nam châm làm bằng kim loại có từ tính.
  • B. Đầu kim bắc và kim nam có màu khác nhau.
  • C. Vòng đo độ có bốn hướng: Bắc, Nam, Tây, Đông.
  • D. Trên vòng đo độ hướng Bắc 1800, hướng Tây 00

Câu 10: Các hành tinh trong hệ Mặt Trời được sắp xếp như thế nào trong hệ Mặt Trời từ gần đến xa?

  • A. Hải Vương - Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương.
  • B. Thiên Vương - Hải Vương - Trái Đất - Sao Kim - Sao Thủy - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ.
  • C. Sao Mộc - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Thủy - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương.
  • D. Sao Thủy - Sao Kim - Trái Đất - Sao Hỏa - Sao Mộc - Sao Thổ - Thiên Vương - Hải Vương.

Câu 11: Người ta xác định phương hướng dựa vào phần khuyết của trăng, vào những ngày trước rằm theo lịch âm (Từ ngày 1 đến ngày 14) phần khuyết của trăng sẽ chỉ về hướng?

  • A.Đông
  • B.Tây
  • C.Nam
  • D.Bắc

Câu 12: Để định hướng di chuyển từ nơi này đến nơi khác ta thường làm gì?

  • A.Vẽ phác thảo tuyến đường đi.
  • B.Hình dung về nơi đến
  • C.Tìm hiểu về nơi đến
  • D.Đáp án khác

Câu 13: Người ta xác định phương hướng dựa vào phần khuyết của trăng, vào những ngày sau rằm theo lịch âm (Từ ngày 17 đến ngày 30) phần khuyết của trăng sẽ chỉ về hướng?

  • A.Đông
  • B.Tây
  • C.Nam
  • D.Bắc

Câu 14: Lược đồ trí nhớ tồn tại ở trong

  • A. các mạng xã hội.
  • B. sách điện tử, USB.
  • C. sách, vở trên lớp.
  • D. trí não con người.

Câu 15:  Vỏ Trái Đất có độ dày thế nào?

  • A. 70 - 80km.
  • B. Dưới 70km.
  • C. 80 - 90km.
  • D. Trên 90km.

Câu 16: Lược đồ trí nhớ có ý nghĩa gì?

  • A.Định hướng di chuyển từ nơi này đến nơi khác bằng cách vẽ phác thảo tuyến đường đi
  • B.Hiểu thế giới xung quanh, sắp xếp không gian và thể hiện lại các đối tượng, phác họa hình ảnh của một địa điểm, hành trình hoặc vùng nào đó.
  • C.Cả A và B đều sai
  • D.Cả A và B đều đúng

Câu 17: Lớp vỏ Trái Đất không có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Rất dày và chiếm khoảng 1/4 khối lượng của Trái Đất.
  • B. Vật chất ở trạng thái rắn chắc.
  • C. Cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.
  • D. Nơi tồn tại các thành phần khác của Trái Đất như không khí, nước, các sinh vật… và cả xã hội loài người.

Câu 18: Kí hiệu bản đồ có mấy dạng kí hiệu?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 19: Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?

  • A. Các dãy núi cao, núi lửa và bão hình thành.
  • B. Động đất, núi lửa và lũ lụt xảy ra nhiều nơi.
  • C. Bão lũ, mắc ma phun trào diễn ra diện rộng.
  • D. Mắc ma trào lên và tạo ra các dãy núi ngầm.

Câu 20: Em hãy cho biết muốn xác định phương hướng trên bản đồ cần phải dựa vào:

  • A. mép bên trái tờ bản đồ.
  • B. mũi tên chỉ hướng đông bắc.
  • C. các đường kinh, vĩ tuyến.
  • D. tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 21: Các địa mảng trong lớp vỏ Trái đất có đặc điểm:

  • A. Di chuyển và tập trung ở nửa cầu Bắc.
  • B. Di chuyển rất chậm theo hướng xô vào nhau hay tách xa nhau.
  • C. Cố định vị trí tại một chỗ.
  • D. Mảng lục địa di chuyển, mảng đại dương cố định.

Câu 22: Theo anh chị đối với bản đồ không có mạng lưới kinh, vĩ tuyến khi xác định phương hướng cần dựa vào

  • A. kí hiệu trên bản đồ
  • B. tỉ lệ bản đồ.
  • C. mũi tên chỉ hướng bắc trên bản đồ.
  • D. màu sắc trên bản đồ.

Câu 23: Nội lực tạo ra hiện tượng nào sau đây?

  • A. Động đất, núi lửa.
  • B. Sóng thần, xoáy nước.
  • C. Lũ lụt, sạt lở đất.
  • D. Phong hóa, xâm thực.

Câu 24: Tỉ lệ bản đồ gồm có

  • A. tỉ lệ thước và bảng chú giải.
  • B. tỉ lệ số và tỉ lệ thước.
  • C. tỉ lệ thước và kí hiệu bản đồ.
  • D. bảng chú giải và kí hiệu.

Câu 25:  Do mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Âu – Á nên đã hình thành nên?

  • A. lục địa Á – Âu rộng lớn.
  • B. dãy Himalaya cao đồ sộ.
  • C. dãy núi ngầm Đại Tây Dương.
  • D. vành đai lửa Thái Bình Dương.

Câu 26:  Những bản đồ có tỉ lệ lớn hơn (1 : 200 000) là?

  • A.bản đồ tỉ lệ lớn
  • B.bản đồ tỉ lệ bé
  • C.bản đồ tỉ lệ cực lớn
  • D.bản đồ tỉ lệ cực bé

Câu 27: Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở

  • A.nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.
  • B.nơi tiếp xúc của mảng Âu – Á với các mảng xung quanh.
  • C.nơi tiếp xúc của mảng Phi với các mảng xung quanh.
  • D.nơi tiếp xúc của mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a với các mảng xung quanh.

Câu 28:  Những bản đồ có tỉ lệ nhỏ hơn (1 : 1000 000) là bản đồ?

  • A.Bản đồ tỷ lệ nhỏ
  • B.Bản đồ tỷ lệ lớn
  • C.Bản đồ tỷ lệ trung bình
  • D.Bản đồ tỷ lệ cực bé

Câu 29: Tác dạng núi lửa chính trên Trái Đất là?

  • A.núi lửa lớn và núi lửa nhỏ.
  • B.núi lửa tắt và núi lửa hoạt động.
  • C.núi lửa tắt và núi lửa gần tắt.
  • D.núi lửa đang hoạt động và núi lửa sắp hoạt động.

Câu 30: Theo quy ước đầu phía dưới của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào sau đây?

  • A. Tây.
  • B. Đông.
  • C. Bắc.
  • D. Nam

Câu 31: Vành đai lửa lớn nhất hiện nay trên thế giới với gần 300 núi lửa còn hoạt động là?

  • A.vành đai lửa Địa Trung Hải.
  • B.vành đai lửa Ấn Độ Dương.
  • C. vành đai lửa Đại Tây Dương.
  • D.vành đai lửa Thái Bình Dương.

Câu 32: Các công việc phải làm khi vẽ bản đồ là gì?

  • A.Thu thập thông tin về các đối tượng địa lí.
  • B.Xác định nội dung và lựa chọn tỉ lệ bản đồ.
  • C.Thiết kế, lựa chọn kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí.
  • D.Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 33: Đỉnh núi phan-xi-păng cao 3143m. Ngọn núi này thuộc

  • A. núi thấp.
  • B. núi già.
  • C. núi cao.
  • D. núi trẻ.

Câu 34: Hãy cho biết bản đồ là hình vẽ như thế nào?

  • A.Tương đối
  • B.Tuyệt đối chính xác.
  • C.Tương đối chính xác.
  • D.Kém chính xác.

Câu 35: Em hãy cho biết vật chất ở nhân Trái Đất có đặc điểm

  • A.là những chất khí có tính phóng xạ cao.
  • B.là những phi kim loại có tính cơ động cao.
  • C.là những kim loại nhẹ, vật chất ở trạng thái hạt.
  • D.là những kim loại nặng, nhân ngoài vật chất lỏng, nhân trong vật chất rắn.

Câu 36: Những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến là những đường

  • A. kinh tuyến.
  • B. kinh tuyến gốc.
  • C. vĩ tuyến.     
  • D. vĩ tuyến gốc.

Câu 37: Đồi có độ cao thế nào so với các vùng đất xung quanh?

  • A. Từ 200 - 300m.
  • B. Trên 400m.
  • C. Từ 300 - 400m.
  • D. Dưới 200m.

Câu 38: Trên quả Địa Cầu có mấy điểm cực?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 39: Bắc Cực chứa nhiều tài nguyên nào chưa được khai thác? 

  • A.Vàng 
  • B.Dầu mỏ
  • C.Bạch kim 
  • D.Than đá

Câu 40:  Em hãy cho biết đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt quả Địa Cầu gọi là?

  • A.vĩ tuyến.
  • B.kinh tuyến.
  • C.Xích đạo
  • D.đường chuyển ngày quốc tế.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ