[KNTT] Trắc nghiệm địa lí 6 chương 1: Bản đồ, phương tiện thể hiện bề mặt Trái Đất (P3)

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm địa lí 6 chương 1: Bản đồ, phương tiện thể hiện bề mặt Trái Đất sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Các kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc được gọi là kinh tuyến

  • A. Đông
  • B. Tây
  • C. Nam
  • D. Bắc

Câu 2: Vĩ tuyến gốc chính là:

  • A. Chí tuyến Bắc
  • B. Chí tuyến Nam
  • C. Xích đạo
  • D. Hai vòng cực

Câu 3: Kinh tuyến là đường nối dài từ đâu đến đâu:

  • A. Kinh tuyến là nửa đường thẳng nối hai cực trên bề mặt quả Địa Cầu
  • B. Kinh tuyến là một đường tròn nối hai cực trên bề mặt quả Địa Cầu
  • C. Kinh tuyến là nửa đường tròn nối hai cực trên bề mặt quả Địa Cầu
  • D. Kinh tuyến là một đường thẳng nối hai cực trên bề mặt quả Địa Cầu

Câu 4: Em hãy cho biết theo quy ước đầu phía trên của kinh tuyến gốc chỉ hướng nào?

  • A. Đông
  • B. Bắc
  • C. Tây
  • D. Nam

Câu 5: Đâu không phải là tác động quan trọng của vĩ độ đối với các vùng trên Trái Đất?

  • A. Xác định đặc điểm khí hậu của khu vực đó
  • B. Xác định xu hướng trong cực quang
  • C. Xác định loại địa hình của khu vực
  • D. Xác định loại gió mùa của khu vực

Câu 6:Theo quy ước, đầu bên phải trái của vĩ tuyến chỉ hướng nào sau đây?

  • A. Tây.
  • B. Đông.
  • C. Bắc.
  • D. Nam.

Câu 7: Nằm giữa hướng bắc và hướng đông là hướng nào?

  • A. Đông nam
  • B. Tây nam
  • C. Đông bắc
  • D. Tây bắc

Câu 8: Cho hình ảnh sau: 

Dựa vào bản đồ, cho biết nhận định nào sau đây đúng về mạng lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ trên?

  • A. Kinh tuyến và vĩ tuyến là những đường thẳng song song và vuông góc với nhau.
  • B. Kinh tuyến là những đường thẳng song song, còn vĩ tuyến là những đường cong.
  • C. Kinh tuyến, vĩ tuyến gốc là đường thẳng; các kinh, vĩ tuyến còn lại là đường cong.
  • D. Kinh tuyến là những đường cong chụm ở cực và vĩ tuyến là những đường thẳng

Câu 9:Trung Quốc đã có một phát minh vĩ đại để xác định phương hướng, đó là

  • A. hệ thống radar
  • B. ống nhòm
  • C. la bàn.
  • D. địa chấn kế.

Câu 10: Địa bàn đặt đúng hướng khi đường Bắc – Nam là đường gì?

  • A. 0o– 180o
  • B. 60o – 240o
  • C. 90o – 270o
  • D. 30o – 120o

 Câu 11: Loại ảnh nào sau đây được sử dụng để vẽ bản đồ?

  • A. Ảnh nghệ thuật đường phố.
  • B. Ảnh chụp một vùng đồi núi.
  • C. Ảnh vệ tinh, hàng không.

     

  • D. Ảnh hàng hải, viễn thông.

Câu 12: Ưu điểm lớn nhất của bản đồ địa lí là cho người sử dụng thấy được đặc điểm nào sau đây?

  • A. Các hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người.
  • B. Tình hình phân bố dân cư và các dịch vụ của con người.
  • C. Các dạng địa hình, sông ngòi, khí hậu, đất và sinh vật.
  • D. Sự phân bố cụ thể các đối tượng địa lí trong không gian. 

Câu 13: Dựa vào bản đồ các quốc gia trên thế giới, xác định tọa độ và vị trí của châu Mỹ.

  • A. Nằm trong vĩ tuyến 71°59' độ Bắc - 53°55' độ Nam và nằm ở phía Bắc bán cầu
  • B. Nằm trong vĩ tuyến 71°59' độ Bắc - 53°55' độ Nam và nằm hoàn toàn ở phía Tây bán cầu.
  • C. Nằm trong 75 độ Bắc - 60 độ Nam, trải dài ở cả phía Bắc và Nam bán cầu.
  • D. Nằm trong 90o55 độ Nam, 70o44 độ Tây, nằm hoàn toàn ở bán cầu Nam.

Câu 14: Xác định khu vực chịu ảnh hưởng của 2 cơn bão sau, biết cơn bão số 1 có vị trí ở khoảng 111° kinh Đông và 17° vĩ Bắc, cơn bão số 2 ở khoảng 107° kinh Đông và 19° vĩ Bắc. 

  • A. Gần khu vực miền Nam Việt Nam
  • B. Gần khu vực miền Trung và quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
  • C. Cơn bão số 1 ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực đảo Hải Nam (Trung Quốc), cơn bão số 2 đang ở ngoài Biển Đông.
  • D. Cả 3 phương án trên đều sai

Câu 15: Tỉ lệ bản đồ chỉ rõ

  •    A. độ lớn của bản đồ so với ngoài thực địa.
  •    B. khoảng cách thu nhỏ nhiều hay ít so với quả Địa cầu.
  •    C. mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa.
  •    D. độ chính xác của bản đồ so với thực địa.

Câu 16: Khoảng cách được mô tả trên bản đồ có mối quan hệ như thế nào với khoảng cách ngoài thực tế:

  • A. Luôn nhỏ hơn
  • B. Có thể giống hoặc khác khoảng cách ngoài thực tế
  • C. Được thu nhỏ theo một tỉ lệ nhất định
  • D. Không có mối liên hệ gì

Câu 17: Cho biết bản đồ A có tỉ lệ: 1 : 500.000, bản đồ B có tỉ lệ 1 : 20.000.000. So sánh tỉ lệ và mức độ thể hiện các đối tượng địa lí giữa bản đồ A với bản đồ B ?

  • A. Bản đồ A có tỉ lệ bé hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện ít hơn.
  • B. Bản đồ A có tỉ lệ lớn hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện ít hơn.
  • C. Bản đồ A có tỉ lệ bé hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện chi tiết hơn.
  • D. Bản đồ A có tỉ lệ lớn hơn và các đối tượng địa lí được biểu hiện chi tiết hơn.

Câu 18: Bản đồ nào thể hiện các đối tượng địa lí có độ chi tiết cao, có độ chính xác và đầy đủ nhất trong các bản đồ sau?

  •    A. Bản đồ có tỉ lệ 1: 250.000
  •    B. Bản đồ có tỉ lệ 1: 50.000
  •    C. Bản đồ có tỉ lệ 1: 150.000
  •    D. Bản đồ có tỉ lệ 1: 5.000.000

Câu 19: Trong các tỉ lệ bản đồ sau đây, tờ bản đồ nào có mức độ chi tiết thấp nhất?

  •    A. 1: 7.500
  •    B. 1: 15.000
  •    C. 1: 200.000
  •    D. 1: 1.000.000

 Câu 20: Dùng tỉ lệ cho biết đối với bản đồ có tỉ lệ 1:5.000.000, 8cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu kilomet trên thực địa:

  •    A. 200km
  •    B. 300km
  •    C. 400km
  •    D. 500kam

Câu 21: Tỉ lệ bản đồ 1 : 6.000.000 có nghĩa là:

  •    A. 1 cm trên bản đồ bằng 60 km trên thực địa.
  •    B. 1 cm Irên bản đồ bằng 6.000 m trên thực địa.
  •    C. 1 cm trên bản đồ hằng 600 m trên thực địa.
  •    D. 1 cm trên hản đồ bằng 6 km trên thực địa.

Câu 22: Quan sát bản đồ hình 1, SGK (trang 107), dựa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số, tìm quãng đường ngắn nhất để đi từ Hội trường Thống Nhât đến Chợ Bến Thành?

  • A. Đi thẳng theo đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, sau đó rẽ vào đại lộ Lê Lợi. Chợ Bến Thành ở phía bên phải, ngã ba giao giữa Đại lộ Lê Lợi và đường Lê Lai.
  • B. Đi theo đường Huyền Trân Công chúa, sau đó rẽ vào đường Nguyễn Du, sau đó rẽ trái sang đường Trương Định, đến ngã ba Lê Lai – Phạm Hồng Thái thì rẽ trái, chợ Bến Thành nằm ở phía bên trái, ngã ba giao giữa Đại lộ Lê Lợi và đường Lê Lai.
  • C. Hai cách đi trên đều nhanh như nhau
  • D. Hai cách đi trên chưa phải cách đi nhanh nhất

Câu 23:"Kí hiệu là những hình vẽ, màu sắc, biểu tượng dùng để thể hiện các........  trên bản đồ". Điền vào chỗ chấm

  • A. Đối tượng địa lý
  • B. Đối tượng
  • C. Sự vật
  • D. Hiện tượng

Câu 24: Bảng chú giải thường được đặt ở vị trí nào trên bản đồ?

  • A. Phía trên cùng bên trái
  • B. Phía trên cùng bên phải
  • C. ở giữa bản đồ
  • D. ở phía dưới hoặc những khu vực trống trên bản đồ

Câu 25:Theo em trên bản đồ nếu khoảng cách giữa các đường đồng mức cách xa nhau thì địa hình nơi đó?

  • A. càng dốc
  • B. càng thoải
  • C. càng cao
  • D. càng cắt xẻ mạnh

Câu 26: Theo em kí hiệu diện tích dùng để thể hiện?

  • A. Ranh giới của một tỉnh
  • B. Lãnh thổ của một nước
  • C. Các sân bay, bến cảng
  • D. Các mỏ khoáng sản

Câu 27: Ý nào sau đây mô tả đúng nhất đường đi từ Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt đến Ga Đà Lạt?

 

 

  • A. Đi đường Yersin ra đường Phạm Hồng Thái, sau đó rẽ đường Trần Hưng Đạo, Ga Đà Lạt ở phía bên trái.
  • B. Đi đường Yersin ra đường Nguyễn Trãi, sau đó đi theo đường Nguyễn Trãi qua ngã ba, Ga Đà Lại ở bên phải.
  • C. Đi ra đường Bà Huyện Thanh Quan, sau đó rẽ vào đường Trần Hưng Đạo, Ga Đà Lạt ở phía bên trái
  • D. Đi đường Yersin, ra đường Nguyễn Đình Chiểu rồi đi xuống đường Nguyễn Du, Ga Đà Lạt ở phía trước.

Câu 28: Cho biết vị trí Ga Đà Lạt trên bản đồ.

 

  • A. Ga Đà Lạt nằm trên đường Yersin
  • B. Ga Đà Lạt là điểm bắt đầu tuyến đường sắt
  • C. Ga Đà Lạt nằm trên đường Nguyễn Trãi
  • D. Ga Đà Lạt nằm gần sân goft Đà Lạt

Câu 29: Quan sát bản đồ địa hình miền Bắc, thông tin nào sau đây không được phản ánh trên bản đồ:

 

  • A. Địa hình Bắc Bộ đa dạng và phức tạp. Bao gồm đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa
  • B. khu vực đông bắc phần lớn là núi thấp và đồi nằm ven bờ biển Đông, được bao bọc bởi các đảo và quần đảo lớn nhỏ. 
  • C. Bắc Bộ quanh năm có nhiệt độ tương đối cao và ẩm, nền khí hậu chịu ảnh hưởng từ lục địa Trung Hoa chuyển qua và mang tính chất khí hậu lục địa.
  • D. Khu vực đồng bằng Sông Hồng có mật độ dân cư dày đặc nhất, trong khi đó ở khu vực Trung du miền núi với diện tích rộng lớn, mật độ dân số thấp hơn rất nhiều

Câu 30: Lược đồ trí nhớ có ý nghĩa gì?

  • A. Định hướng di chuyển từ nơi này đến nơi khác bằng cách vẽ phác thảo tuyến đường đi.
  • B. Hiểu thế giới xung quanh, sắp xếp không gian và thể hiện lại các đối tượng, phác họa hình ảnh của một địa điểm, hành trình hoặc vùng nào đó.
  • C. Cả A và B đều sai
  • D. Cả A và B đều đúng

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ