Câu 1: Đặc điểm không đúng với thành phần khoáng của lớp đất là?
- A. Chiếm phần lớn trọng lượng của đất.
- B. Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất.
-
C. Tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất.
- D. Gồm những hạt có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau.
Câu 2: Đặc điểm nào không đúng với thành phần hữu cơ trong đất?
- A. Chiếm 1 tỉ lệ nhỏ trong lớp đất
- B. Có màu xám thẫm hoặc đen
- C. Tồn tại chủ yếu ở lớp trên cùng của đất
-
D. Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ
Câu 3: Những loại đất hình thành trên đá mẹ granit thường có đặc điểm nào sau đây?
- A. Màu nâu, hoặc đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng.
- B. Màu xám thẫm độ phì cao.
-
C. Màu xám, chua, nhiều cát.
- D. Màu đen, hoặc nâu, ít cát, nhiều phù sa.
Câu 4: Thành phần khoáng của lớp đất có đặc điểm gì?
- A. Chiếm 1 tỉ lệ nhỏ trong đất.
-
B. Gồm những hạt có màu sắc loang lỗ và kích thước to nhỏ khác nhau.
- C. Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng là sinh vật.
- D. Tồn tại trên cùng của lớp đất đá.
Câu 5: Nhận định nào dưới đây không đúng đối với quá trình hình thành đất?
- A. Địa hình ảnh hưởng đến độ dày của tầng đất và độ phì của đất.
- B. Đá mẹ ảnh hưởng đến màu sắc của đất.
- C. Khí hậu ảnh hưởng đến chiều hướng phát triển của đất.
-
D. Thời gian quyết định đến màu sắc của đất.
Câu 6: Nhóm đất nào có quá trình tích tụ oxit sắt và nhôm mạnh, tầng đất dày, tương đối chua và ít dưỡng?
- A.Đất pốt dôn
- B. Đất đen thảo nguyên
-
C. Đất đỏ vàng nhiệt đới
- D. Đất đỏ ba dan
Câu 7: Đất pốt dôn có những đặc điểm nào sau đây?
-
A. chua, nghèo mùn, ít dưỡng
- B. phì nhiêu, chứa nhiều phù sa
- C. có độ ẩm cao và màu đen đặc trưng
- D. A và C
Câu 8: Trong vùng ôn đới chủ yếu có các kiểu thảm thực vật nào sau đây?
- A. Rừng lá kim, thảo nguyên, rừng cận nhiệt ẩm và cây bụi.
-
B. Rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên.
- C. Thảo nguyên, rừng cận nhiệt ẩm, cây bụi lá cứng cận nhiệt.
- D. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp, thảo nguyên, hoang mạc.
Câu 9: Những loài thực vật tiêu biểu ở miền cực có khí hậu lạnh giá là
- A. cây lá kim.
- B. cây lá cứng.
-
C. rêu, địa y.
- D. sồi, dẻ, lim.
Câu 10: Kiểu thảm thực vật nào dưới đây thuộc đới nóng?
- A. Xa van.
- B. Thảo nguyên.
- C. Đài nguyên.
- D. Rừng lá kim
Câu 11: Các loài sinh vật dưới đại dương phân bố theo:
- A. Nhiệt độ vùng nước và nguồn thức ăn
-
B. Vùng biển và độ sâu
- C. Độ sâu và vị trí đại dương
- D. Cả A, B, C
Câu 12: Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu so với thực vật?
- A.Nhiều hơn thực vật
-
B. ít hơn thực vật
- C. Tương đương nhau
- D. Tùy loài động vật.
Câu 13: Sự phân bố thực vật có sự khác nhau giữa?
- A. chân núi và sườn núi.
- B. các nơi có khí hậu khác nhau.
- C. các loại đất khác nhau.
-
D. tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 14: Vì sao các loài chim cánh cụt có thể sống ở vùng Nam cực lạnh lẽo nhất thế giới?
- A. Chim cánh cụt muốn tránh những kẻ thù săn mồi khác
- B. Nếu không sống ở Nam Cực, chim cánh cụt sẽ không tìm được nguồn thức ăn.
-
C. Do cấu tạo cơ thể chim cánh cụt có thể thích nghi với khí hậu lạnh ở Nam cực.
- D. A và B
Câu 15: Ở nước ta, chăn nuôi gia súc lớn phát triển ở khu vực nào? Vì sao?
- A. Chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long do gần nguồn thức ăn.
-
B. Chủ yếu ở các vùngtrung du, miền núi vì có nhiều đồng cỏ tự nhiên.
- C. Chăn nuôi nhỏ lẻ theo từng hộ gia đình vì giá trị kinh tế không cao.
- D. A và B
Câu 16: Các quốc gia vùng ôn đới thích hợp trông loại cây gì?
-
A. Nho, ô liu, lúa mì, khoai tây,…
- B. Cây gia vị, lúa nước
- C. Hạt điều, cà phê, cao su
- D. Các loại cây ăn quả như bưởi, cam, vải, nhãn
Câu 17: Ngành chăn nuôi gia súc lớn của nước ta chủ yếu sử dụng nguồn thức ăn từ:
- A. Sản xuất lương thực, thực phẩm
- B. Thức ăn chế biến công nghiệp
- C. Phụ phẩm của ngành thủy sản
-
D. Các đồng cỏ tự nhiên
Câu 18: Đi từ hai chí tuyến về vĩ tuyến 50 các thảm thực vật của môi trường nhiệt đới là?
- A. rừng rậm xanh quanh năm, rừng thưa, xavan.
- B. rừng thưa, xa van, nửa hoang mạc.
-
C. nửa hoang mạc, xa van, rừng thưa.
- D. rừng lá rộng, rừng thưa, xavan
Câu 19: Cảnh quan đặc trưng của môi trường nhiệt đới là
- A. rừng rậm xanh quanh năm.
- B. rừng lá kim.
- C. rừng lá rộng.
-
D. rừng thưa và xavan.
Câu 20: Thiên nhiên môi trường nhiệt đới được cho thay đổi theo vĩ độ như thế nào?
-
A. Rừng thưa chuyển sang xavan.
- B. Rừng thưa chuyển sang rừng rậm nhiệt đới.
- C. Rừng rậm nhiệt đới chuyển sang rừng lá kim.
- D. Rừng lá kim chuyển sang xavan.
Câu 21: Sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó quan trọng nhất là?
- A. Dòng biển
- B. Địa hình
-
C. Vĩ độ
- D. Vị trí gần hay xa biển
Câu 22: Nhận định đúng về đặc điểm hai đới ôn hòa là?
- A. Lượng nhiệt nhận được cao, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.
- B. Lượng nhiệt nhận được thấp, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.
- C. Lượng nhiệt nhận được ít, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.
-
D. Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.
Câu 23: Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng?
- A. Gió Tây ôn đới.
- B. Gió mùa.
-
C. Gió Tín phong.
- D. Gió Đông cực.
Câu 24: Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới lạnh?
- A. Gió Tín phong.
-
B. Gió Đông cực.
- C. Gió Tây ôn đới.
- D. Gió mùa.