Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 32: MÁY CƠ ĐƠN GIẢN (T3)
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Mô tả được đặc điểm cấu tạo của ba loại máy cơ đơn giản, gồm mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc.
- Nêu được mục đích sử dụng của từng loại máy cơ đơn giản.
- Nhận biết được một số loại máy cơ đơn giản trong các vật dụng ở cuộc sống hàng ngày.
- Kĩ năng
- Đề xuất phương án thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm kiểm tra giả thuyết.
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích được những ứng dụng của máy cơ đơn giản và giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống hàng ngày.
- Thái độ
- Yêu thích môn học, nghiêm túc trong giờ, hang hái tham gia các hoạt động.
- Năng lực, phẩm chất
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt: Trình bày được kiến thức về các đại lượng, hiện tượng, định luật, nguyên lý vật lý cơ bản. Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý và chỉ ra các quy luật vật lý trong hiện tượng đó.
- Phẩm chất: Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.
II. TRỌNG TÂM
- Tìm hiểu mặt phẳng nghiêng
- Tìm hiểu đòn bẩy
- Tìm hiểu ròng rọc
III. CHUẨN BỊ
- GV: Kế hoạch bài học
- HS: Nghiên cứu trước nội dung bài.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
- Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
- Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
- Các hoạt động học
Hoạt động của GV – HS |
Nội dung cần đạt |
||
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cặp đôi 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, công não. 4. Năng lực – Phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
|||
GV yêu cầu HS thảo luận và hoàn hoàn thành các câu hỏi phần C tr.87, 88 HS: Thảo luận và trả lời các câu hỏi + Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét.
|
C. Hoạt động luyện tập 1. * Mặt phẳng nghiêng: (1) Phương, chiều dịch chuyển của vật: Phương nghiêng, chiều từ dưới lên (2) Phương, chiều của lực mà người tác dụng: Phương nghiêng, chiều từ dưới lên (3) Độ lớn của lực mà người tác dụng so với trọng lượng của vật: luôn nhỏ hơn - Đòn bẩy: (1) Phương, chiều dịch chuyển của vật: Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên (2) Phương, chiều của lực mà người tác dụng: Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống (3) Độ lớn của lực mà người tác dụng so với trọng lượng của vật: Nhỏ hơn - Ròng rọc (cố định): (1) Phương, chiều dịch chuyển của vật: Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên (2) Phương, chiều của lực mà người tác dụng: Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống (3) Độ lớn của lực mà người tác dụng so với trọng lượng của vật: Bằng 2. Các hình a, c Vì: - Đối với hình a, vì đây là cầu thang máy hoạt động tự động theo phương nghiêng, chiều từ dưới lên để đưa người và vật lên các tầng cao hơn. - Đối với hình c, còn địa hình như trong ảnh là địa hình núi cao, nên phải thiết kế đường theo kiểu nhiều mặt phẳng nghiêng nối nhau để các phương tiện dễ dàng đi lại. 3. Hình a, c 4. Ví dụ: cầu đẩy xe, xà beng, ròng rọc kéo nước, ...... 5. Bởi vì giấy mỏng và mềm nên lúc cắt người dùng sẽ không phải mất nhiều lực và thiết kế của kéo cắt giấy nhỏ, đơn giản hơn. Còn đối với kéo cắt sắt, kéo dày và to hơn; đặc biệt là khoảng cắt giữa hai tay cầm lớn là bởi vì sắt thì cứng nên thiết kế kéo to dày và hai tay cầm cách xa nhau để tạo đòn bẩy cắt sắt đứt và tránh làm bị thương người sử dụng trong trường hợp tác dụng ngược nếu lực tác dụng ban đầu mạnh quá. |
||
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý; NL vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. |
|||
GV: Hướng HS về nhà nghiên cứu trả lời các câu hỏi mục D SHD/Tr.88, 89 HS: Về nhà thực hiện yêu cầu GV giao |
D. Hoạt động vận dụng |
||
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm nhỏ 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não. 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý; NL vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. |
|||
GV: Hướng dẫn HS về nhà tìm hiểu phần E SHD/Tr 89, 90 HS: Về tìm hiểu với gia đình và trả lời các câu hỏi. |
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
|
||
- Hướng dẫn về nhà
- Xem lại các nội dung đã học.
- Ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra cuối học kì