Giáo án vật lí 6 Chân trời sáng tạo

Giáo án vật lí 6 sách mới chân trời sáng tạo. Giáo án được biên soạn rất chi tiết, trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo án do nhóm giáo viên ConKec và công sự cùng thực hiện. Giáo án có sẵn bản word để tải về.

Ngày soạn:.../..../.....

Ngày dạy: :.../..../.....

BÀI 5: ĐO KHỐI LƯỢNG

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức:

- Sau khi học xong bài này, HS:

+ Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng của một vật.

+ Xác định được tắm quan trọng của việc ước lượng khối lượng trước khi đo; ước lượng được khối lượng của vật trong một số trường hợp đơn giản.

+  Dùng cân để chỉ ra được một số thao tác sai khi đo khối lượng và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó.

+ Đo được khối lượng của một vật bảng cân.

  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Chủ động nhớ lại, ôn lại các đơn vị đo khối khượng đã biết;
  • Giao tiếp và hợp tác: Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Lựa chọn được phương án thực hiện đo khối lượng của một vật.

- Năng lực khoa học tự nhiên

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng của một vật; Nêu được tắm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo khối lượng trong một số trường hợp đơn giản
  • Tìm hiếu tự nhiên: Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo khối lượng và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đo được khối lượng của một vật bằng cân.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp tác
  • Khách quan, trung thực trong thu thập và xử lí số liệu, viết và nói đúng với kết quả thu thập
  • Kiên trị, tỉ mi, cẩn thận trong quá trình quan sát, thu thập và xử lí số liệu, có ý chí
  • vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên: chuẩn bị một số dụng cụ đo khối lượng ( cân đòn ( nếu có), cân y tế, cân đĩa,....), máy chiếu, slide bài giảng,....

2 . Đối với học sinh : vở  ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu:
  3. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  4. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

- Gv đặt vấn đề theo gợi ý câu hỏi sgk để dẫn dắt vào bài:

- GV đưa ra 2 chiếc cốc để học HS quan sát

-  Dẫn dắt: ai cốc giống nhau chứa cùng một thể tích chất lỏng: Một cốc chứa nước và một cốc chứa dầu ăn. Khối lượng của hai chất lỏng trong hai cốc có bằng nhau không? Làm sao để ước lượng chính xác, bài 5 ngày hôm nay chúng ta học sẽ hướng dẫn chúng ta trả lời câu hỏi đó

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  2. ĐƠN VỊ VÀ DỤNG CỤ ĐO KHỐI LƯỢNG

Hoạt động 1: Tìm hiểu về đơn vị đo khối lượng

  1. Mục tiêu: HS tìm hiểu về đơn vị đo khối lượng, ghi nhớ các ước số và bội số thập phân của đơn vị kilogram
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
  4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành các nhóm cặp đôi để trả lời câu hỏi số 1:

+ Hãy kể tên những đơn vị đo khối lượng mà em biết?

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ và thông tin sgk

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 + HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Gv nghe nhận xét và bổ sung

1. Đơn vị và dụng cụ đo khối lượng

a. Tìm hiểu về đươn vị đo khối lượng

Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là kilogram (kí hiệu kg)

Các đơn vị đo khối lượng phổ biến: g, kg, yến, tạ, tấn,….

Hoạt động 2: Tìm hiểu về dụng cụ đo khối lượng

  1. a) Mục tiêu: HS nêu được các dụng cụ đo khối lượng thường gặp
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV sử dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy, kĩ thuật động não chia lớp thành các nhóm theo bàn ngồi, HS thảo luận nhóm với nhau rồi đại diện nhóm trả lời câu hỏi 2:

+ Ngoài những loại cân được liệt kê ở các hình 5.2a, b, c, hãy nêu thêm một số loại cản mà em biết và nêu ưu thế của từng loại cân đó

Sau đó GV yêu cầu HS quan sát và đọc tên loại cân dưới đây và cho biết GHĐ và ĐCNN của cân.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 + HS Hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình vẽ

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.  

 - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

 + Một HS lên bảng chữa, các học sinh khác làm vào vở

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

2. Tìm hiểu về dụng cụ đo khối lượng

Có nhiều loại cân khác nhau: Cân Robecvan, cân đòn, cân đồng hỏ, cân y tế, cân điện tử, cân tiểu li,...

Ưu thế của các loại cân:

+ Cân Robecvan thường được dùng trong phòng thí nghiệm

+ Cân đồng hồ thường dùng trong đời sống, tuỷ thuộc vào giới hạn đo của cân để có thể được sử dụng trong mua bán

+ Cân y tế dùng trong đo khối lượng của cơ thể

+ Cân tiểu li dùng để cân khối lượng của các vật rất nhỏ, thường được dùng trong các tiệm mua bán vàng.

?HĐ:

Cân đồng hố. GHĐ là 5 kg, ĐCNN là 20 g.

  1. THỰC HÀNH ĐO KHỐI LƯỢNG

Hoạt động 3: Tìm hiểu ước lượng khối lượng của vật và lựa chọn cân phù hợp

  1. Mục tiêu: HS rút ra được việc cần thiết dước lượng khối lượng của vật trước khi đo từ đó lựa chọn loại cân phù hợp
  2. Nội dung: HS đọc SGK và quan sát tranh hoàn thành nhiệm vụ GV giao
  3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
  4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: GV chia lớp thành các nhóm theo bàn ngồi, hướng dẫn các nhóm HS quan sát hình ảnh 5.3 và trả lời câu hỏi 3.

?3. Có các cân như hình 5.3, để đo khối lượng cơ thể ta nên dùng loại cân nào? Đo khối lượng hộp đựng bút ta nền dùng loại cần nào? Tại sao?

? 4: Em hãy quan sát hình 5.4 và nhận xét về cách hiệu chỉnh cân ở hình nào thì thuận tiện cho việc đo khối lượng của vật

 
   

 

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát và lựa chọn cân sao sao phù hợp

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

Gv goị HS trả lời, HS còn lại nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Gv nghe, nhận xét câu trả lời của HS

2. Thực hành đo khối lượng

a. Ước lượng khối lượng của vật và lựa chọn cân phù hợp

 Khi đo khối lượng của một vật bằng cân thì cần ước lượng khối lượng cùa nó, từ đó lựa chọn cân phù hợp để phép đo được chính xác

? 4:

Để đo khối lượng cơ thể, ta nên chọn cân ở hình bị) vì cân ở hình a) có giới hạn đo là 5 kg, cân ở hình b) có giới hạn do lớn hơn khối lượng cơ thể ta. Trong khi đó khối lượng chúng ta lớn hơn 5 kg.

Để đo khối lượng hộp đựng bút ta nên chọn cân ở hình a), vì khối lượng hộp bút thường nhỏ hơn 5 kg.

Hoạt động 4: Tìm hiểu các thao tác khi đo khối lượng

  1. Mục tiêu: HS rút ra được các thao tác khi sử dụng cần: Hiệu chỉnh cân về số 0 trước khi đo; Đặt mắt nhìn theo hướng vuống góc ở mặt cân, đọc và ghi kết quả do theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân
  2. Nội dung: HS đọc SGK và quan sát tranh hoàn thành nhiệm vụ GV giao
  3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức, hiểu được các thao tác khi đo khối lượng
  4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Gv chia lớp thành các nhóm theo bàn ngồi, hướng dẫn từng nhóm HS quan sát hình 5.4, 5.5 và trả lời câu hỏi 4,5:

? 4: Em hãy quan sát hình 5.4 và nhận xét về cách hiệu chỉnh cân ở hình nào thì thuận tiện hơn cho việc đo khối lượng của vật.

? 5: Quan sát hình 5.5 và cho biết cách đặt mắt để đọc khối lượng như thế nào là đúng.

Sau đó yêu cầu HS trả lời câu hỏi luyện tập:

+ Hãy cho biết khối lượng mỗi thùng hàng trong hình 5.6 là bao nhiêu kilogam? (Biết ĐCNN của cân này là 1kg)

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát tranh và hoàn thành nhiệm vụ

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ Gv goị HS đại diện nhóm trả lời

+ các nhóm còn lại nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Gv nghe, nhận xét câu trả lời của HS

b. Các thao tác khi đo khối lượng

Khi sử dụng cân đồng hồ để đo khối lượng của một vật cần lưu ý:

+ Hiệu chỉnh cân về cạch số 0 trước khí đo

- Đặt mắt nhìn theo hướng góc với mặt cân

- Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân

? 4: Để thuận tiện cho việc đo khối lượng của vật ta cần hiệu chỉnh cân ban đầu về số 0 (như hình 5.4a).

? 5: Cách đặt mắt của bạn ở giữa là đúng.

? CH luyện tập:

- Khối lượng của mỗi thùng hàng là 39kg

 

Hoạt động 5: Đo khối lượng bằng cân

  1. Mục tiêu: HS thực hiện được phép đo khối lượng của một vật bằng cân
  2. Nội dung: HS đọc SGK và quan sát tranh hoàn thành nhiệm vụ GV giao
  3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức, hiểu được cách đo khối lượng bằng cân
  4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Gv chia lớp thành các nhóm HS ( thực hiện trong phòng thực hành). Bàn giao các dụng cụ thực hành cho từng nhóm. Các nhóm HS kiểm tra dụng cụ được giao và tiến hành thực hiện các bước trong phép đi khối lượng. Cụ thể là trả lời câu hỏi, hoàn thiện tiếp vào PHT1

+ Thực hiện lần lượt đo khối lượng của viên bi sắt và cặp sách, Hoàn thiện vào vở bàng 5.2

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS hoạt động nhóm và thực hành, ghi lại kết quả

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ Gv goị HS đại diện nhóm trả lời

+ Các nhóm còn lại nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Gv nghe, nhận xét câu trả lời của HS và rút ra kết luận SGK:

Khi đo khối lượng của một vật bằng cân ta thực hiện:

+       Bước 1: ước lượng khối lượng vật cần đo

+       Bước 2: Chịn cân có SHĐ và ĐCNN phù hợp

+       Bước 3: Hiệu chỉnh cần đúng cách trước khi đo

+       Bước 4: Đặt vật lên cân hoặc treo vật vào móc cần

+       Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân

c. Đo khối lượng bằng cân

Dụng cụ:

- Một số loại cân trong phòng thực hành

+       Một viên bi sắt

+       Một cắp sách

Tiến hành đo:

+       Ước lượn khối lượng viên bi sắt

+       Lựa chọn cân phù hợp

+       Hiệu chỉnh cân

+       Đặt biên bi sắt lên cân. Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo. Làm tương tự các bước trên khi đo khối lượng cặp sách

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.
  3. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm : HS làm các bài tập
  5. Tổ chức thực hiện:

- Gv yêu cầu HS hoàn thiện bài tập sau :

Câu 1. Nếu đơn vị đo khói lượng trong hệ thông đo lưỡng của nước La và các ước số, bội số thường dùng của đơn vị này.

Câu 2. Khi mua trải cây ở chợ, loại càn thích hợp là

A cân tạ.

  1. cân Roberval.
  2. cân đồng hồ

D cân tiểu lí.

 

Câu 3. Loại cán thích hợp để sử dụng càn vàng, bạc ở các tiệm vàng là

  1. cân tạ.
  2. cân đòn.
  3. cân đồng hồ.

D cân tiểu li.

Câu 4. Người bán hàng sử dụng cán đồng hồ như hình đưới đáy để cân hoa quả. Hãy cho biết GHĐ, ĐCNN của cán này và đọc giá trị khói lượng của lượng hoa quả được đại trên đĩa cân.

 

- HS hoạt động nhóm và hoàn thành bài tập

- GV nhận xét đánh giá kết quả :

 

 

Câu 1. Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là kilogram, kí hiệu là kg. Các ước số và bội số thập phản của đơn vị kilogram ta thường gặp là gram (g), hectogram (còn gọi là lạng), yến, tạ, tấn.

Câu 2. Đáp án C.

Câu 3. Đáp án D.

Câu 4. GHĐ của cân là 3 kg; ĐCNN của cân là 20 g. Khối lượng quả là 240 g.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
  3. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm : HS làm các bài tập
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS mô tả cách đo, tiến hành đo khối lượng hộp đựng bút của em và so sánh kết quả đo được với kết quả ước lượng của em

- HS thực hiện mô tả cách đo:

+ Ước lượng khối lượng của hộp đựng bút

+ Lựa chọn cân phù hợp

+ Hiệu chỉnh cân trước khi đo

+ Đặt hộp đựng bút lên cân

+Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo vào mẫu

- Sau đó HS hoàn thiện nốt phiếu học tập 1

  1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 

  1. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

PHIẾU HỌC TẬP 1

Họ tên:………………………………………………………………………

Nhóm: ………………………………………………………………………

Lớp: …………………………………………………………………………

Kết quả đo khối lượng

Vật cần đo

Khối lượng ước lượng (g)

Chọn dụng cụ đo khối lượng

Kết quả đo (g)

Tên dụng cụ đo

GHĐ

ĐCNN

Lần 1: m1

Lần 2: m2

Lần 3: m3

m=

Viên bi sắt

 

 

 

 

 

 

 

 

Cặp sách

 

 

 

 

 

 

 

 

Hộp đựng bút

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngày soạn:.../..../.....

Ngày dạy: :.../..../.....

BÀI 6: ĐO THỜI GIAN

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức:

- Sau khi học xong bài này, HS:

+ Nêu được cách đo, đơa vị đo và dụng cụ thường dùng để đo thời gian.

+ Xác định được tắm quan trọng của việc ước lượng thời gian trước khi đo; ước lượng được thời gian trọng một số trường hợp đơn giản.

+ Chỉ ra được một số thao tác sai khí đo thời gian bằng đồng hồ và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó

+ Ðo được thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ.

  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Tự chú và tự học: Tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm khi hợp tác, tự quyết định cách thức thực hiện nhiệm vụ hợp tác
  • Giao tiếp và hợp tác: Tương tác tích cực giữa các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ hợp tác
  • Giải quyết vấn để và sáng tạo: Giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình thảo luận các nội dung liên quan đến phép đo thời gian.

- Năng lực khoa học tự nhiên:

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo thời gian của một hoạt động; Nêu được tấm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo thời gian trong một số trường hợp đơn giản
  • Tìm hiếu tự nhiên: Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo thời gian và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó
  • Vận dụng kiến thức, kỉ năng đã học: Đo được thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ.
  1. Phẩm chất
  • Khách quan, trung thực trong thu thập và xử lí số liệu, viết và nói đúng với kết quả thu thập
  • Có ý thức tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhớm khi hợp tác
  • Chủ động thực hiện nhiệm vụ thu thập các dữ liệu để khám phá vấn đề.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên: chuẩn bị một số đồng hồ( đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường, đồng hồ để bàn, đồng hồ điện tử, đồng hồ bấm giây,....), máy chiếu, slide,...

2 . Đối với học sinh : vở  ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu:
  3. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  4. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS thảo luận câu hỏi khởi động:

Tại sao khi đo thời gian trong các cuộc thi đấu thể thao người ta thường sử dụng đồng hồ bấm giây.

- HS phát biểu suy nghĩ của mình trước lớp

- GV cùng HS chia sẻ với nhau và dẫn dắt vào bài học

=> Từ đó giới thiệu sơ lược với HS một số loại đồng hồ hiện đại và những chức năng của những loại đồng hồ này.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  2. ĐƠN VỊ VÀ DỤNG CỤ ĐO THỜI GIAN

Hoạt động 1: Tìm hiểu về đơn vị và dụng cụ đo thời gian

  1. Mục tiêu: HS nhớ được đơn vị thời gian trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là giây, kí hiệu s. HS ghi nhớ các ước số và bội số của đơn vị giây mà ta thường gặp, liệt kê được các loại đồng hồ phổ biến
  2. Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

Xem thêm các bài Giáo án vật lý 6, hay khác:

Bộ Giáo án vật lý 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ