Giáo án VNEN bài Nhiệt độ với đời sống sinh vật (T3)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Nhiệt độ với đời sống sinh vật (T3). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

BÀI 26: NHIỆT ĐỘ VỚI ĐỜI SỐNG SINH VẬT (T3)

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

- Nêu được ảnh hưởng của nhiệt độ đối với đời sống sinh vật.

- Nêu được sự thích nghi của sinh vật với nhiệt độ môi trường.

- Trình bày được vai trò của cây xanh đối với việc điều hòa nhiệt độ môi trường.

- Thực hiện được thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự phát triển của hạt.

  1. Kỹ năng

- Biết cách ghi chép nhật kí theo dõi các hiện tượng khoa học.

- Có kỹ năng đọc hiểu văn bản khoa học và phân tích thông tin.

  1. Thái độ

– Cẩn thận, trung thực, đoàn kết, hợp tác;

– Ham học hỏi, chia sẻ và tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình trong học tập;

– Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

– Cẩn thận, chính xác, tuân thủ quy trình.

– Ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.

  1. Năng lực, phẩm chất

4.1. Năng lực

- Năng lực chung : Tự học, tự chủ, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.

- Năng lực riêng : Năng lực hợp tác; năng lực đọc hiểu; năng lực tính toán, năng lực xử lí thông tin; năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học; năng lực vận dụng kiến thức.    

 4.2. Phẩm chất

- Hình thành phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.

II. TRỌNG TÂM

- Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường lên đời sống sinh vật

- Ảnh hưởng của sinh vật đối với nhiệt độ môi trường

III. CHUẨN BỊ

  1. GV: Giáo án, kết quả thí nghiệm mục I.1.a
  2. HS: Nghiên cứu trước nội dung bài, kết quả thí nghiệm mục 1.a

IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
  2. Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
  3. Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.

V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

  1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
  2. Các hoạt động học 

Hoạt động của GV và HS

Nội dung cần đạt

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm

2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình

3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ

4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin, trả lời câu hỏi sau:

+ Em hãy giải thích vì sao khi ngồi dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng ?

HS đọc thông tin, nêu được:

GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm để chứng minh như hình 26.3

HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm, tự rút ra kết luận.

C. Hoạt động luyện tập

1.

=> Do: Cây có hiện tượng thoát hơi nước qua lá nên ta có cảm giác mát hơn khi ngồi dưới mái che bằng vật liệu xây dựng.

GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi sau:

+ Vì sao trong các cuộc săn bắt, con thỏ thường cố gắng chạy 1 đoạn ngắn thật nhanh để chui vào chỗ mát mẻ để chú ẩn?

+ Vì sao khi đổ mồ hôi lại giúp con người và 1 số động vật có thể duy trì thân nhiệt ?

+ Vì sao khi sốt cao lại nguy hiểm đến tính mạng con người và cần thiết phải hạ thân nhiệt ?

+ Vì sao khi vào những ngày giá rét, người ta cần phải đốt rơm rạ để giữ nhiệt cho một số cây?

+ Vì sao gấu Bắc cực, chim cánh cụt và cừu sống được ở xứ lạnh?

HS tiếp tục thảo luận nhóm, trả lời được các câu hỏi.

2. Tìm hiểu và trả lời câu hỏi

=> là vì khi chạy thân nhiệt chúng tăng nhanh, nên chúng sẽ tìm chỗ mát để hạ thân nhiệt...

=> Khi trời nóng, con người và 1 số ĐV đổ mồ hôi để thoát bớt nhiệt ra ngoài...

-> Giúp thân nhiệt đc ổn định.

=> Vì khi sốt cao cơ thể mất nước nhiều. Đồng thời khiến não, mạch và 1 số bộ phận cơ thể nóng lên theo nên rất nguy hiểm. Vì vậy cần phải hạ thân nhiệt.

=> Giúp cây có 1 nhiệt độ thích hợp để phát triển, chống rét, làm cho cây sinh trưởng khỏe mạnh, cho thu hoạch cao.

=> Vì nó có nhiều lông bao phủ và thích hợp với nhiệt độ thấp...

  1. Hướng dẫn về nhà

- Xem lại các nội dung đã học.

- Nghiên cứu trước các nội dung tiếp theo.

Xem thêm các bài Giáo án vật lý 6, hay khác:

Bộ Giáo án vật lý 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ