Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 23: SỰ CO DÃN VÌ NHIỆT CỦA
CHẤT RẮN, CHẤT LỎNG VÀ CHẤT KHÍ (T2)
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Mô tả được tính chất co dãn vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí.
- Nêu được sự giống và khác nhau về sự co dẫn vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí.
- Giải thích được các ứng dụng của sự co dãn vì nhiệt trong thực tế.
- Vận dụng được tính chất co dãn vì nhiệt trong sinh hoạt hàng ngày.
- Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng thí nghiệm thực hành khoa học
- Thái độ
- Nghiêm túc trong giờ học, tuân thủ an toàn trong khi làm thí nghiệm, sôi nổi trong các hoạt động.
- Năng lực, phẩm chất
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực hợp tác; năng lực đọc hiểu; năng lực xử lí thông tin; năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học; năng lực vận dụng kiến thức.
- Phẩm chất: Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Nhóm các dụng cụ thí nghiệm H 23.1, 23.2, 23.3. Tranh ảnh hình 23.4.
- HS: Sách hướng dẫn học môn KHTN, vở ghi.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
- Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
- Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
- Các hoạt động học
Hoạt động của GV – HS |
Nội dung cần đạt |
||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ, cá nhân 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. |
|||
Giáo viên tổ chức cho HS thảo luận tình huống: An: Đố bạn biết đun nóng 1 ca nước đầy thì nước có tràn ra không? Bình: Nước chỉ nóng lên thôi, tràn ra làm sao được vì lượng nước vẫn như vậy. Theo em Bình đúng hay sai? HS: Đưa ra dự đoán. |
A. Hoạt động khởi động |
||
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, nhóm 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực. 4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
|||
GV: Tổ chức cho HS Tìm hiểu bộ dụng cụ thí nghiệm nghiên cứu sự co dãn vì nhiệt của ba chất lỏng khác nhau. GV: Tổ chức cho HS tiến hành thí nghiệm như hình 23.1 b, và thảo luận trả lời câu hỏi. HS: Hoạt động nhóm. Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Nhóm khác nhận xét. GV - HS: Thống nhất kiến thức |
B. Hoạt động hình thành kiến thức 2. Sự co dãn vì nhiệt của chất lỏng a, Tìm hiểu hiện tượng b, Dự đoán c, Thực hiện thí nghiệm d, Thảo luận, trả lời câu hỏi |
||
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, nhóm. 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực. 4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
|||
GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm Câu hỏi: 1, Tại sao đun ấm nước, ta không nên đổ nước thật đầy ấm? 2, Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy? HS: Thảo luận nhóm trả lời GV: Chốt đáp án đúng. |
C. Hoạt động luyện tập
|
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
GV Giao nhiệm vụ: - Giáo viên yêu cầu HS hoạt động cá nhân cnêu một số hiện tượng liên quan đến sự nóng lên thì dãn ra, lạnh thì co lại của chất lỏng.
HS: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Tổ chức cho HS rút kinh nghiệm.
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV giao nhiệm vụ về nhà:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu tại sao cá vẫn sống được ở những nơi xưa lạnh, ao hồ bị đóng băng