Giáo án Vật lí 6 Kết nối tri thức

Giáo án vật lí 6 sách mới kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn rất chi tiết, trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo án do nhóm giáo viên ConKec và công sự cùng thực hiện. Giáo án có sẵn bản word để tải về.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 6: ĐO KHỐI LƯỢNG

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

- Nhận biết được các dụng cụ đo khối lượng thường dùng trong thực tế và phòng thực hành: cân Roberval, cân đồng hồ, cân đòn, cân y tế, cân điện tử

- Nêu được đơn vị đo, dụng cụ thường dùng và cách đo khối lượng

  1. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề

- Năng lực riêng:

  • Năng lực kiến thức vật lí.
  • Năng lực phương pháp thực nghiệm.
  • Năng lực trao đổi thông tin.
  • Năng lực cá nhân của HS.
  1. Phẩm chất

- Yêu thích môn học, có niềm hứng thú với việc tìm hiểu các sự vật hiện tượng vật lí nói riêng và trong cuộc sống nói chung

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:

- Một số loại cân: Roberval, cân đồng hồ, cân đòn, cân y tế, cân điện tử

- Một số vật để cân

  1. Đối với học sinh: Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
  5. Tổ chức thực hiện:

- Gọi 1 học sinh lên lần lượt rót sữa, nước vào đầy hai cốc giống nhau. Hỏi hs “Làm thế nào để so sánh chính xác khối lượng của hai cốc?”

- HS chưa cần trả lời, từ đó gv dẫn dắt vào bài mới.

- GV trình bày vấn đề: “Trong thực tế chúng ta thấy để so sánh khối lượng của vật này với vật kia, xem vật nào có khối lượng lớn hơn hay đo khối lượng bằng dụng cụ gì? Để trả lời câu hỏi đó hôm nay chúng ta sẽ học bài:  ĐO KHỐI LƯỢNG”

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đơn vị khối lượng

  1. Mục tiêu: Thông qua việc quan sát các dụng cụ đo khối lượng, HS nhận biết được các dụng cụ đo thường
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV đặt câu hỏi, hs trả lời:

? Kể tên các đơn vị đo khối lượng mà em đã được học ở cấp 1

? Đơn vị khối lượng hợp pháp ở nước ta là gì ?

+ GV giới thiệu cho học sinh biết các đơn vị khối lượng khác thường gặp

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

1. Đơn vị khối lượng

- Trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị khối lượng là kilogam (kí hiệu: kg).

* Các đơn vị khối lượng khác:

- gam (g) 1g = 1000kg

- miligam (mg) 1mg = 1000g

- hectogam (còn gọi là lạng) 1lạng =100g.

- tạ : 1 tạ = 100 kg; tấn (t) 1t=1000kg.

 

Hoạt động 2: Dụng cụ đo khối lượng

  1. Mục tiêu: Thông qua việc quan sát các dụng cụ đo khối lượng, HS nhận biết được các dụng cụ đo thường dùng
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

? Trong gia đình em, thường đo khối lượng bằng những dụng cụ nào

+ GV yêu cầu hs quan sát hình 6.1 gọi tên các loại cân

+ Yêu cầu hs thực hiện HĐ 1

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

2. Dụng cụ đo khối lượng

- HS trả lời: cân đồng hồ, cân ‎ tế

- HĐ 1:

1/Việc ước lượng khối lượng giúp ta lựa chọn được dụng cụ đo khối lượng có GHĐ và ĐCNN phù hợp. Ví dụ xác định khối lượng của quả cam, ta sẽ dùng cân đồng hồ hoặc cân điện tử.

2/ HS so sánh

 

Hoạt động 3: Cách đo khối lượng

  1. Mục tiêu: Dùng cân đồng hồ và cân điện tử để đo khối lượng vật
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động sau:

·        Tìm hiểu các bộ phận, GHĐ, ĐCNN của cân đồng hồ

·        Đọc SGK để tìm hiểu cách cân bằng cân đồng hồ

·        Cân vật bằng cân đồng hồ

+ Gv yêu cầu hs trả lời HĐ và CH

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi 2 bạn đại diện 2 nhóm đứng dậy báo cáo kết quả làm việc của nhóm.

+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

3. Cách đo khối lượng

a. Dùng cân đồng hồ

1/ Ước lượng thao tác cân chính xác từng bước đọc và ghi kết quả đúng

2/

- Lưu ý xem kim cân có ở vạch số 0 hay không.

- Nhìn thẳng vào mặt cân nhìn kĩ đọc đúng số mà kim cân chỉ.

3/ Ảnh hưởng tới độ chính xác của khối lượng, làm hỏng cân

b. Dùng cân điện tử

 Các thao tác sai: a, c, d

Cách khắc phục:

·        Đặt cân lên bề mặt bằng phẳng

·        Để vật lên cân một cách gọn gàng

·        Để vật ở giữa cân

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập
  3. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi

Câu 1: Em hãy ghép tên các loại cân tương ứng với công dụng của các loại cân đó

Loại cân

Công dụng

1. Cân Roberval

2. Cân đồng hồ

3. Cân điện tử

A. Cân các vật có khối lượng nhỏ, từ vài chục gam đến vài kilôgam.

B. Cân các vật có khối lượng từ vài trăm gam đến vài chục kilôgam.

C. Cân các vật có khối lượng nhỏ, từ vài miligam đến vài trăm gam

với độ chính xác cao.

Câu 2: Một HS dùng cân Roberval để đo khối lượng của quyền vở và thu được kết quả 63 g. Theo em, quả cân có khối lượng nhỏ nhất trong hợp quả cân của cần này là bao nhiêu?

  1. 2g. B. 1 g. C. 5 g         D. 0,1 g

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Câu 1: 1. B; 2, A ; 3. C. (Đạt)

Câu 2: Chọn B. Đạt; giải thích được (do ĐCNN 1 g): Giỏi

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức
  3. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi

Câu 1: Cho các phát biểu sau:

  1. a) Đơn vị của khối lượng là gam.
  2. b) Cân dùng để đo khối lượng của vật.
  3. c) Cân luôn luôn có hai đĩa.
  4. d) Một tạ bằng 100 kg.
  5. e) Một tấn bằng 100 tạ.
  6. f) Một tạ bông có khối lượng ít hơn 1 tạ sắt.

Số phát biểu đúng là:

  1. 2       B. 3          C. 4          D. 5

Câu 2: Khi đo khối lượng của một vật bằng một cái cân có ĐCNN là 10g. Kết quả nào sau đây là đúng?

  1. 298 g       B.302 g         C. 3000 g         D. 305 g

Câu 3: Với một cân Rô – béc – van và hộp quả cân, phát biểu nào sau đây đúng?

  1. Độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng nhỏ nhất ghi trên cân.
  2. Giới hạn đo của cân là khối lượng lớn nhất ghi trên cân.
  3. Độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng của quả cân nhỏ nhất.
  4. Độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng của quả cân lớn nhất.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

Câu 1: Các phát biểu đúng là a, b và d ⇒ Đáp án B

Câu 2: Kết quả đo phải là bội số của ĐCNN ⇒ Đáp án C

Câu 3: Với một cân Rô – béc – van và hộp quả cân, độ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng của quả cân nhỏ nhất.

⇒ Đáp án C

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

  1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 

  1. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 7: ĐO THỜI GIAN

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học, HS sẽ:

- Nhận biết được các dụng cụ đo thời gian: đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay, đồng hồ bấm giây,...

- Nêu được đơn vị đo, cách sử dụng một số dụng cụ đo thời gian.

- Chỉ ra một số thao tác sai khi đo và nêu đươc cách khắc phục một số thao tác sai đó.

- Đo được thời gian với kết quả tin cậy.

  1. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

- Năng lực riêng:

  • Năng lực sử dụng công cụ đo thời gian
  • Năng lực thực hành
  • Năng lực trao đổi thông tin.
  • Năng lực cá nhân của HS.
  1. Phẩm chất

- Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:

- Một số loại đồng hồ: đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay, đồng hồ bấm giây,...

  1. Đối với học sinh:

- Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giới thiệu với HS một số dụng cụ đo thời gian, gợi ý để HS phát hiện những ưu điểm và hạn chế của các dụng cụ này.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát thực hiện yêu cầu của GV
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS quan sát ba loại đồng hồ ở Phần mở đầu trong SGK và thảo luận:

? Hãy nêu những ưu điểm và hạn chế của từng dụng cụ đo thời gian ở hình.

=> Từ đó giới thiệu sơ lược với HS một số loại đồng hồ hiện đại và những chức năng của những loại đồng hồ này.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số đơn vị đo đo thời gian

  1. Mục tiêu: Hướng dẫn để HS biết một số đơn vị đo thời gian
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trong mục I, nêu một số đơn vị đo thời gian thường dùng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn HS

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi 1 HS đứng tại chỗ trình bày

+ HS khác nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

I. Đơn vị đo thời gian

- Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị cơ bản đo thời gian là giây, kí hiệu là s.

- Trong thực tế, thời gian còn được đo bằng nhiều đơn vị khác như: phút (min), giờ (h), ngày, tháng, năm, thế kỉ....

Hoạt động 2: Tìm hiểu dụng cu đo thời gian

  1. Mục tiêu: Hướng dẫn HS tìm hiểu một số dụng cụ đo thời gian
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trong mục II, nêu một số dụng cụ đo thời gian thường dùng.

- Yêu cầu HS quan sát Hình 7.1, 7.2 SGK để nhận biết một số loại đồng hồ đo thời gian trong thực tế.

- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK và thực hành đo thời gian bằng đồng hồ bấm giây

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ nêu một số dụng cụ đo thời gian, nhận biết một số dụng cụ trong hình 7.1, 7.2.

+ HS thực hành đo thời gian bằng đồng hồ bấm giây

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét. Chốt kiến thức

II. Dụng cụ đo thời gian

Đồng hồ là dụng cụ đo thời gian.

Có nhiều loại đồng hồ khác nhau: đồng hồ đeo tay, đồng hồ quả lắc, đồng hồ điện tử, đồng hồ bắm giây,...

Trả lời câu hỏi:

1. Muốn đo thời gian thực hiện các thí nghiệm trong phòng thực hành và các sự kiện thể thao, người ta thường sử dụng loại đồng hồ bấm giây. Vì các dụng cụ này cho kết quả nhanh, chính xác.

2. Cả ba thao tác đều cần thiết khi sử dụng đồng hồ bấm giây. Thứ tự các thao tác: c, a, b.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập
  3. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 1. Đánh dấu X vào đúng cột và sửa những câu sai

STT

Nội dung

Đúng

Sai

1

Biến đổi đơn vị sau đây đúng hay sai: 1 giờ 20 phút = 3 800 s

 

 

2

Muốn đo thời gian bảng đồng hồ bấm giây, cân thực hiện các bước:

Bước 1: Bấm RESET để kim về số 0.

Bước 2: Bấm START để bắt đầu tính thời gian.

Bước 3: Bấm ST0P để kim dừng và đọc kết quả đo.

 

 

3

Khi đo thời gian của một buổi học, ta chỉ nên sử dụng đồng hồ bấm giây thay vì dùng đồng hồ treo tường trong lớp học, để có kết quả chính xác.

 

 

Xem thêm các bài Giáo án vật lý 6, hay khác:

Bộ Giáo án vật lý 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ