Giáo án VNEN bài Sự chuyển thể của các chất (T2)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Sự chuyển thể của các chất (T2). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

BÀI 25:  SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT (T2)

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

- Nhận biết được hơi nước, nước và nước đá là ba dạng của cùng một chất và tìm được các biểu hiện của chúng trong các hiện tượng tự nhiên khác nhau.

- Giải thích được sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự đông đặc, sự nóng chảy và sự sôi của nước.

- Phát hiện được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi  của chất lỏng.

- Tìm được một số ứng dụng của sự bay hơi, đông đặc, ngưng tụ trong đời sống.

- Tiến hành thí nghiệm tìm hiểu sự đông đặc và sự sôi của nước.

- Đề xuất tiến hành thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm tìm hiểu sự bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

  1. Kỹ năng

- Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh và tổng hợp.

  1. Thái độ

- Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác khi vẽ đường biểu diễn đồ thị

  1. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ và truyền thông.

- Năng lực chuyên biệt: Trình bày được kiến thức về các đại lượng, hiện tượng, định luật, nguyên lý vật lý cơ bản. Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý và chỉ ra các quy luật vật lý trong hiện tượng đó.

- Phẩm chất: Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.

II. TRỌNG TÂM

- Nghiên cứu sự nóng chảy và đông đặc

- Nghiên cứu sự bay hơi, sự sôi

III. CHUẨN BỊ

  1. GV: Giáo án
  2. HS: Nghiên cứu trước nội dung bài

IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
  2. Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
  3. Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.

V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

  1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
  2. Các hoạt động học

Hoạt động của GV – HS

Nội dung cần đạt

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, thảo luận nhóm.

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực.

4. Năng lực – phẩ- Phẩm chất: Nhận thức kiến thức vật lí, tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiện dưới góc độ vật lí.…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

GV yêu cầu HS thảo luận và đưa ra dự đoán cho nội dung sau:

+ Hiện tượng xảy ra như thế nào từ lúc bắt đầu đun nước cho đến khi nước sôi?

+ Khi nước đã sôi, nếu tiếp tục đun thì nhiệt độ của nước có tăng lên nữa không

HS thảo luận đưa ra dự đoán

GV: Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm, hoàn thành bảng 25.3

HS: Các nhóm tiến hành thí nghiệm và ghi lại kết quả vào bảng 25.3

GV: Yêu cầu trao đổi kết quả với cả lớp trả lời các câu hỏi và ghi lại vào vở

HS trao đổi và ghi câu trả lời vào vở

 

 

GV: Yêu cầu HS tự đọc thông tin và ghi nhớ kiến thức.

HS  tự đọc nhanh thông tin và ghi nhớ kiến thức.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

3. Nghiên cứu sự sôi

+ Hiện tượng: sau một vài phút đun nước, trong nước có nhứng bọt khí li ti nổi lên, sau đó mật độ và thể tích những bọt khí này tăng dần và đến thi nước gần sôi và sôi thi ta thấy có hiện tượng có hơi nước bốc lên nhiều là do các bọt khi khi lên mặt thoáng vỡ ra.

+ Nếu tiếp tục đun thì nhiệt độ của nước cũng không tăng lên nữa.

- Trả lời câu hỏi

+ Nước tồn tại ở thể lỏng và khí khi đun sôi nước

+ Ở 100oC thì nước sôi

+ Nhiệt độ của nước không thay đổi trong thời gian nước sôi.

+ Ở đk b/thường, khi nước đã sôi, nếu vẫn tiếp tục đun thì nước không sôi ở nhiệt độ trên 100oC nữa.

4. Thông tin ghi nhớ

SHD/tr.45

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, công não.

4. Năng lực – phẩ- Phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

GV giới thiệu mô hình 25.3.

+ Yêu cầu HS quan sát hình 25.3, viết 1 bài mô tả sự chuyển thể của nước.

* GV gợi ý:

+ Khi có đèn chiếu vào khay chứa nước muối thì nước ở khay có bay hơi không?

+ Hơi nước có di chuyển và ngưng tụ ở ngoài bình chứa nước đá không?

+ Khi nước ngưng tụ có chảy xuống bình thủ tinh không?

HS dựa vào hình, viết 1 bài mô tả sự chuyển thể của nước trong chu trình “chu trình của nước”

- Đại diện trình bày bài viết

- Lớp nhận xét, bổ xung.

C. Hoạt động luyện tập

1. Mô tả chu trình của nước

Khay chứa nước muối gặp nhiệt độ nóng của đèn nên bay hơi trong không khí, gặp nhiệt độ lạnh của bình nước đá nên ngưng tụ thành giọt nước dưới đáy bình và nhỏ xuống bình thủy tinh.

  1. Hướng dẫn về nhà

- Xem lại các nội dung đã học.

- Nghiên cứu trước các nội dung tiếp theo.

Xem thêm các bài Giáo án vật lý 6, hay khác:

Bộ Giáo án vật lý 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ