Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 25: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT (T1)
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Nhận biết được hơi nước, nước và nước đá là ba dạng của cùng một chất và tìm được các biểu hiện của chúng trong các hiện tượng tự nhiên khác nhau.
- Giải thích được sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự đông đặc, sự nóng chảy và sự sôi của nước.
- Phát hiện được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi của chất lỏng.
- Tìm được một số ứng dụng của sự bay hơi, đông đặc, ngưng tụ trong đời sống.
- Tiến hành thí nghiệm tìm hiểu sự đông đặc và sự sôi của nước.
- Đề xuất tiến hành thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm tìm hiểu sự bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
- Kỹ năng
- Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh và tổng hợp.
- Thái độ
- Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác khi vẽ đường biểu diễn đồ thị
- Năng lực, phẩm chất
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt: Trình bày được kiến thức về các đại lượng, hiện tượng, định luật, nguyên lý vật lý cơ bản. Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý và chỉ ra các quy luật vật lý trong hiện tượng đó.
- Phẩm chất: Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.
II. TRỌNG TÂM
- Nghiên cứu sự nóng chảy và đông đặc
- Nghiên cứu sự bay hơi, sự sôi
III. CHUẨN BỊ
- GV: Giáo án
- HS: Nghiên cứu trước nội dung bài
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
- Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
- Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
- Các hoạt động học
Hoạt động của GV – HS |
Nội dung cần đạt |
||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ, cá nhân 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. |
|||||
GV yêu cầu HS quan sát H25.1 hãy tìm các từ để mô tả: + Trạng thái của nước + Chu trình của nước HS quan sát hình và trả lời
GV: Yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học để trao đổi với bạn về các thể của nước và trong điều kiện nào thì nước chuyển sang các thể khác. HS tự trao đổi về sự chuyển thể của nước ở các đk khác nhau. |
A. Hoạt động khởi động + Trạng thái của nước ở hình 25.1 là gồm lỏng và khí. + Lượng (nước) dự trữ trong các ao, hồ, sông suối, biển, đại dương, nước ngầm khi gặp nhiệt độ cao --> bốc hơi --> đám mây --> mưa.
|
||||
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, thảo luận nhóm. 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực. 4. Năng lực – phẩ- Phẩm chất: Nhận thức kiến thức vật lí, tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiện dưới góc độ vật lí.…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
|||||
GV đặt câu hỏi: + Trong đk nào thì nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn và ngược lại? HS: Trả lời câu hỏi GV: Yêu cầu HS trao đổi với bạn về trình tự tiến hành thí nghiệm hình 25.2 + Yêu cầu HS làm thí nghiệm, hoàn thành bảng 25.1 HS trao đổi về trình tự tiến hành thí nghiệm + Tiến hành thí nghiệm và hoàn thành bảng 25.1/SHD tr 43 GV yêu cầu HS tiếp tục tham khảo bảng 25.2 thảo luận toàn lớp (nhóm) trả lời các câu hỏi sau: + Ở nhiệt độ nào nước bắt đầu chuyển từ thể lỏng sang thể rắn? + Khi nước đã đông đặc hoàn toàn, thể tích của nó có thay đổi so với khi ở thể lỏng hay không? + Trong quá trình đông đặc, nhiệt độ của nước có thay đổi hay không? + Trong quá trình tiến hành thí nghiệm như câu a, liệu nước có bay hơi hay ngưng tụ không? + Điền từ thích hợp và chỗ trống. HS tham khảo bảng, thảo luận nhóm trả lời được các câu hỏi |
B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Nghiên cứu sự nóng chảy và sự đông đặc. + Nước từ thể lỏng sang thể rắn: nhiệt độ thấp hơn hoặc bằng 0 + Nước từ thể rắn sang thể lỏng: nhiệt độ cao hơn hoặc bằng 0
Ở nhiệt độ 0oC nước bắt đầu chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. + Khi nước đã đông dặc hoàn toàn, thể tích của nó có thay đổi so với khi ở thể lỏng (theo nghiên cứu, tìm hiểu thì thể tích nước đá tăng). + Trong quá trình đông đặc, nhiệt độ của nước không thay đổi mà ở 0oC. + Trong quá trình thí nghiệm ta thấy hơi nước trong không khí ngưng tụ ở ngoài thành bình.
(1) Đông đặc ---------------> <--------------- (2) nóng chảy |
||||
GV: Yêu cầu HS trao đổi nhóm để: + Dự đoán xem các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự bay hơi? + Đề xuất các d/cụ cần thiết để tiến hành thí nghiệm ktra dự đoán. + Thống nhất cách thức tiến hành và trình bày trên giấy A4 + Tiến hành thí nghiệm đã đề xuất. HS thảo luận nhóm, thực hiện các yêu cầu + Thảo luận thống nhất cách tiến hành và đại diện trình bày trước lớp, các nhóm nhận xét, bổ xung. + Các nhóm tiến hành thí nghiệm như đã đề xuất. GV gợi ý nếu HS cần + Nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm + Quan sát các nhóm làm thí nghiệm và sửa sai. |
2. Nghiên cứu sự bay hơi: + Yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi như: Nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. + Các dụng cụ cần thiết như: 2 đĩa nhôm giống hệt nhau, 1 giá đỡ, 1 đèn cồn, nước. |
- Hướng dẫn về nhà
- Xem lại các nội dung đã học.
- Nghiên cứu trước các nội dung tiếp theo.