Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 4: LÀM QUEN VỚI THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH KHOA HỌC (T4)
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Quan sát và ghi chép được các hiện tượng khi tiến hành thí nghiệm.
- Lập được bảng số liệu khi tiến hành thí nghiệm.
- Vẽ được hình khi quan sát mẫu vật bằng kính lúp, kính hiển vi quang học.
- Thực hiện được quy tắc an toàn khi tiến hành thí nghiệm
- Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng thực hành, phát triển tư duy tìm tòi khám phá trong học tập, nghiên cứu khoa học.
- Thái độ
- Yêu thích môn khoa học tự nhiên.
- Có ý thức học tập đúng đắn.
- Năng lực, phẩm chất
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt: Trình bày được kiến thức về các đại lượng, hiện tượng, định luật, nguyên lý vật lý cơ bản. Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý và chỉ ra các quy luật vật lý trong hiện tượng đó.
- Phẩm chất: Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: Hình 4.1 đến 4.10, Bảng 4.1 đến 4.2, kính lúp, kính hiển vi...
- HS: Nghiên cứu trước bài ở nhà, kẻ sẵn các bảng vào vở, chuẩn bị phần A.4
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
- Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
- Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
- Các hoạt động học
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung cần đạt |
||
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý; NL vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. |
|||
GV: cho 1 HS đọc phần chuẩn bị, cách làm HS: 1 HS đọc bài GV hướng dẫn HS cách tự làm kính lúp cầm tay. Làm mẫu cho HS HS nghe và chú ý các bước làm, quan sát và làm theo GV
GV: Vậy để bảo quản kính hiển vi, kính lúp và bộ hiển thị dữ liệu ta phải làm như thế nào? HS nghiên cứu thông tin trả lời, các nhóm bổ xung GV: nhận xét và cho HS ghi nhớ. + Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học các nhóm tự trả lời và hoàn thiện phần 3 |
D. Hoạt động vận dụng 1. Tự làm kính lúp
2. Bảo quản kính hiển vi, kính lúp và bộ hiển thị dữ liệu Kết luận: SHD |
||
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm nhỏ 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não. 4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý; NL vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực. |
|||
GV: yêu cầu HS tự thu thập thông tin, vận dụng kiến thức đã học và liên hệ thực tế tự tìm hiểu và đặt ra các tình huống như yêu cầu trong nội dung của bài. HS: Thu thập thông tin liên hệ trong nhà trường, trên thực tiễn, tivi, báo mạng... GV: giao cho HS về nhà tự làm, trả lời |
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
|
- Hướng dẫn về nhà
- Xem lại toàn bộ nội dung bài học.
- Hoàn thiện các phần GV giao về nhà
- Nghiên cứu, tìm hiểu bài 5