Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
CHỦ ĐỀ 1. MỞ ĐẦU MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Bài 1: MỞ ĐẦU (T1)
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Làm quen với hoạt động nghiên cứu khoa học và quy trình nghiên cứu khoa học.
- Tìm hiểu một số thành tựu nghiên cứu khoa học trong đời sống.
- Kỹ năng
- Hình thành kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng báo cáo khoa học.
- Thái độ
- Tạo hứng thú, bước đầu hình thành kĩ năng quan sát và có ý thức tìm tòi, nghiên cứu trong những hiện tượng tự nhiên, yêu thích môn khoa học.
- Năng lực, phẩm chất
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt: Trình bày được mối quan hệ giữa cá kiến thức vật lí, sinh học, hóa học. Quan sát các hiện tượng diễn ra trong thí nghiệm và mô tả lại. Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lý các thông tin từ các nguồn khác nhau. Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lý các kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét.
- Phẩm chất: Hình thành phẩm chất, tác phong nghiên cứu khoa học. Lập được kế hoạch hoạt động học tập
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên
- Thí nghiệm 1: 1 cốc nước nóng, 1 cốc nước lạnh, 1 lọ mực, 1 ống nhỏ giọt.
- Thí nghiệm 2: 1 vỏ chai, 1 quả bong bóng, chậu nước nóng, khăn bông.
- Học sinh
- Sách hướng dẫn học môn KHTN, vở ghi.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
- Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
- Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.
IV.TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
- Các hoạt động học
Hoạt động của GV – HS |
Nội dung cần đạt |
|
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ, cá nhân 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. |
||
GV: Giao nhiệm vụ, theo dõi, giúp đỡ các nhóm hoàn thành yêu cầu. Xem hình 1.1 và quan sát những hoạt động của con người. HS: Hoạt động cặp đôi: chọn cụm từ đặt dưới các hình vẽ sao cho phù hợp - Ghi vào vở theo thứ tự - Làm việc cá nhân: trả lời câu hỏi 1, 2/trang 6 - Thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời. + Hoạt động con người chủ động tìm tòi, khám phá ra cái mới: Làm TN trong phòng TN, Làm TN trong tàu vũ trụ, Theo dõi nuôi cấy mô cây trồng trong phòng kính. |
A. Hoạt động khởi động
|
|
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân. 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực – phẩm chất: Nhận thức kiến thức vật lí, tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiện dưới góc độ vật lí.…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
||
GV: Tổ chức cho HS nghiên cứu thông tin phần 1 HS làm việc cá nhân: nghiên cứu thông tin. Đọc thông tin trong tài liệu.
|
B. Hoạt động hình thành kiến thức Quy trình nghiên cứu khoa học: - Xác định vấn đề - Đề xuất giả thuyết - Thiết kế, tiến hành thí nghiệm - Thu thập, phân tích số liệu - Thảo luận rút ra kết luận - Báo cáo kết quả |
|
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
||
Giáo viên: Cho HS quan sát một số tranh ảnh, và chỉ ra hoạt động nào là hoạt động nghiên cứu khoa học. HS: Hoạt động cá nhân. Lên bảng trình bày. HS khác nhận xét. |
C. Hoạt động luyện tập |
|
D-E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI MỞ RỘNG
GV giao nhiệm vụ về nhà: Tìm hiểu trên internet một hoạt động nghiên cứu khoa học.
Sản phẩm: Nộp vào tiết sau.