Giáo án VNEN bài Nhiệt độ - Đo nhiệt độ (T2)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Nhiệt độ - Đo nhiệt độ (T2). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

BÀI 24: NHIỆT ĐỘ. ĐO NHIỆT ĐỘ (T2)

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

- Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng.

- Nêu và sử dụng được một số loại nhiệt kế thông dụng.

+ Xác định được giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của mỗi loại nhiệt kế.

+ Biết dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể người, dùng nhiệt kế rượu hay nhiệt kế dầu để đo nhiệt độ nước, môi trường theo đúng quy định.

  1. Kỹ năng

- Lập được bảng và đồ thị theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của một vật theo thời gian.

  1. Thái độ

- Trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác trong thí nghiệm và viết báo cáo.

  1. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ và truyền thông.

- Năng lực chuyên biệt: Trình bày được kiến thức về các đại lượng, hiện tượng, định luật, nguyên lý vật lý cơ bản. Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý và chỉ ra các quy luật vật lý trong hiện tượng đó.

- Phẩm chất: Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.

II. TRỌNG TÂM

- Quan sát phân loại nhiệt kế

- Cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng

- Cách chia độ nhiệt kế dùng chất lỏng. Thanh nhiệt độ

III. CHUẨN BỊ

  1. GV: Giáo án, bộ thí nghiệm hình 24.2, nhiệt kế (các loại)
  2. HS: Nghiên cứu trước nội dung bài

IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
  2. Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
  3. Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.

V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

  1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
  2. Các hoạt động học

 

Hoạt động của GV – HS

Nội dung cần đạt

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, thảo luận nhóm.

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực.

4. Năng lực – phẩ- Phẩm chất: Nhận thức kiến thức vật lí, tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiện dưới góc độ vật lí.…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

GV yêu cầu HS quan sát các loại nhiệt kế, chỉ ra các bộ phận chính, và vẽ sơ đồ cấu tạo chung của chúng.

? Cho biết: Vì sao mực chất lỏng trong ống thay đổi khi nhiệt độ thay đổi? Mô tả nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng ?

HS quan sát các loại nhiệt kế và đưa ra câu trả lời.

- Lớp nhận xét, vẽ sơ đồ vào vở

- HS giải thích, mô tả được một số nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

2. Sơ đồ và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng.

Các bộ phận chính của nhiệt kế bằng chất lỏng: chất lỏng, ống thủy tinh, bảng chia độ

Mực chất lỏng trong ống dãn ra khi nhiệt độ tăng và co lại khi nhiệt độ giảm

Khi nhiệt độ môi trường tăng, nhiệt độ của lớp thủy tinh sẽ tăng và truyền nhiệt sang chất lỏng có trong ống thủy tinh và làm nó dãn nở vì nhiệt.

Ống nhiệt kế rất mảnh để nhiệt dễ dẫn vào cột chất lỏng trong ống, từ đó việc đo nhiệt độ sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.

GV: Yêu cầu HS đọc thông tin và nêu cách chia độ theo thang nhiệt độ Xen-xi-út.

HS đọc thông tin và nêu một số cách chia độ thang nhiệt Xen-xi-út.

GV: Yêu cầu trả lời câu hỏi phần b và phần c.

HS: Trả lời các câu hỏi

3. Cách chia độ nhiệt kế dùng chất lỏng. Thang chia độ

a, - Từ 0°C đến 100°C chia thành 100 phần bằng nhau ứng với 1°C

- Nhiệt độ thấp hơn 0°C được ghi bằng nhiệt độ âm

b) Có thể đánh dấu mức 100oC bằng thí nghiệm a. Vách 50oC được đánh dấu bằng cách: xác định vách 0oC bằng thí nghiệm b, vạch 100oC bằng thí nghiệm a, rồi sau đó chia đôi khoảng 0oC đến 100oC ta xác định được vạch 50oC.

c) em không đồng ý với bạn vì nước ở 0oC là nước đá ở thể rắn, còn nước ở 100oC là ở thể hơi nên bạn không thể tạo được nhiệt kế bằng nước có thang chia độ từ -50oC đến 120oC.

GV: Yêu cầu HS hoàn thành đoạn kết luận trong sách.

HS: Hoàn thành yêu cầu của GV

 

4. Điền từ vào chỗ trống:

(1) nhiệt độ;    (2) nhiệt kế;

(3) thang nhiệt độ Xen – xi – út

(4) sự dãn nở vì nhiệt;

(5) khác nhau.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, công não.

4. Năng lực – phẩ- Phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

GV: Yêu cầu HS quan sát hình 24.4 để điền thông tin và trả lời câu hỏi.

HS: Quan sát và trả lời câu hỏi

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: Yêu cầu HS tiến hành làm phần a, b, c mục 2.

HS: Thảo luận và trả lời câu hỏi

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn phần a, b rồi ghi kết quả vào bảng 24.3

+ Yêu cầu HS làm phần c, d.

HS: Làm thí nghiệm và trả lời các câu hỏi

C. Hoạt động luyện tập

1. Đọc các thông số của nhiệt kế và điền vào chỗ trống:

1. Đọc các thông số của nhiệt kế và điền vào chỗ trống:

a) Giới hạn đo của nhiệt kế: từ -30oC đến 50oC (-20oF đến 120oF).

Độ chia nhỏ nhất: 1oC (2oF).

b) Không thể dung nhiệt kế này để đo nhiệt độ của nước sắp sôi vì nhiệt kế này chỉ đo tối đa được 50oC.

2. Dùng nhiệt kế dầu hoặc rượu đo nhiệt độ của cốc nước:

b) Kết quả thu được của nhiệt kế sau 2 phút và nhúng nhanh không giống nhau. Vì khi nhúng nhanh thì chất lỏng làm nhiệt kế chưa kịp dãn nở vì nhiệt, còn sau 2 phút thì chất lỏng làm nhiệt kế đã dãn nở vì nhiệt.

c) Vì khi sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ của nước thì chất lỏng là nhiệt kế cần một khoảng thời gian để dẫn nở vì nhiệt phù hợp với nhiệt độ của nước do đó cần phải nhúng bầu của nhiệt kế trong nước và đợi cho đến khi số chỉ của nhiệt kế ổn định mới đọc kết quả.

3. Thực hành theo quy trình: dung nhiệt kế y tế (nhiệt kế thủy ngân):

d) Không nên luộc nhiệt kế thủy ngân trong nước sôi để sát trùng vì nhiệt kế y tế có giới hạn đo nhỏ hơn nhiệt độ của nước sôi do đó có thể làm hỏng nhiệt kế.

  1. Hướng dẫn về nhà

- Xem lại các nội dung đã học.

- Nghiên cứu trước các nội dung tiếp theo.

Xem thêm các bài Giáo án vật lý 6, hay khác:

Bộ Giáo án vật lý 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ