Giáo án VNEN bài Sự chuyển thể của các chất (T3)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Sự chuyển thể của các chất (T3). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

BÀI 25:  SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT (T3)

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

- Nhận biết được hơi nước, nước và nước đá là ba dạng của cùng một chất và tìm được các biểu hiện của chúng trong các hiện tượng tự nhiên khác nhau.

- Giải thích được sự bay hơi, sự ngưng tụ, sự đông đặc, sự nóng chảy và sự sôi của nước.

- Phát hiện được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi  của chất lỏng.

- Tìm được một số ứng dụng của sự bay hơi, đông đặc, ngưng tụ trong đời sống.

- Tiến hành thí nghiệm tìm hiểu sự đông đặc và sự sôi của nước.

- Đề xuất tiến hành thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm tìm hiểu sự bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

  1. Kỹ năng

- Vận dụng kiến thức để giải thích một số hiện tượng thực tế đơn giản

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh và tổng hợp.

  1. Thái độ

- Rèn luyện tính tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác khi vẽ đường biểu diễn đồ thị

  1. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ và truyền thông.

- Năng lực chuyên biệt: Trình bày được kiến thức về các đại lượng, hiện tượng, định luật, nguyên lý vật lý cơ bản. Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý và chỉ ra các quy luật vật lý trong hiện tượng đó.

- Phẩm chất: Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.

II. TRỌNG TÂM

- Nghiên cứu sự nóng chảy và đông đặc

- Nghiên cứu sự bay hơi, sự sôi

III. CHUẨN BỊ

  1. GV: Giáo án
  2. HS: Nghiên cứu trước nội dung bài

IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
  2. Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
  3. Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.

V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

  1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
  2. Các hoạt động học

Hoạt động của GV – HS

Nội dung cần đạt

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, công não.

4. Năng lực – Phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

GV: Yêu cầu học sinh qua bảng số liệu (bảng 25.2) hãy vẽ đồ thị để biểu diễn sự thay đổi nhiệt dộ của nước. Sau đó hãy:

+ Xác định dạng đồ thị biểu diễn quá trình ở đó nước chuyển hoàn toàn sang thể rắn ?

+ Chia sẻ kết quả với thành viên trong nhóm để so sánh đồ thị và chỉ ra được điểm sai khác của mình với bạn ? Cho biết vì sao lại có sự khác nhau đó ?

HS dựa vào bảng, vẽ đồ thị. Xác định được dạng đồ thị trên.

+ Chia sẻ kết quả và so sánh kết quả với thành viên trong nhóm.

GV: Yêu cầu HS tiếp tục quan sát đồ thị hình 25.5 trả lời câu hỏi:

+ Từ phút thứ 0 đến phút thứ 11, nhiệt độ của nước thay đổi ntn? Đường biểu diễn có đặc điểm gì?

+  Từ phút thứ 110 đến phút thứ 15, nhiệt độ của nước thay đổi ntn? Đường biểu diễn có đặc điểm gì?

HS quan sát đồ thị, trả lời câu hỏi

C. Hoạt động luyện tập

2. Vẽ và khai thác đồ thị

 

a,

- Giải thích được sự khác nhau đó là do chưa vẽ đúng tâm đồ thị...

 

 

 

 

 

b,  + Từ phút thứ 0 đến phút thứ 11, nhiệt độ của nước tăng nhanh. Đường biểu diễn đi từ thấp lên cao.

+ Từ phút thứ 11 đến phút thứ 15, nhiệt độ của nước không thay đổi. Đường biểu diễn nằm ngang.

 

GV:  Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SHD:

+ Sự bay hơi và sự sôi giống nhau và khác nhau ở điểm nào ?

+ Tại sao để nhiệt độ của hơi nước...?

HS trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin mục b trả lời các câu hỏi phía dưới 

HS nghiên cứu thông tin, trả lời các câu hỏi

3. Nhiệt độ và sự chuyển thể

a) - Điểm giống nhau: Đều là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

- Điểm khác: + Sự bay hơi: Chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng và sự bay hơi có thể diễn ra ở bất kỳ nhiệt độ nào.

+ Sự sôi: Là một sự bay hơi đắc biệt. Chất lỏng vừa bay hơi trong lòng chất lỏng tạo ra các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng và sự sôi diễn ra ở một nhiệt độ nhất định tùy theo chất lỏng.

- Để đo nhiệt độ hơi nước đang sôi, người ta dùng nhiệt kế thủy ngân mà không dùng nhiệt kế rượu, bởi vì:

Rượu thì sôi vào khoảng 80 độ C và nước thì sôi ở 100 độ C và do trong lúc sôi đó nhiệt độ không tăng nên thể tích của rượu cũng không tăng lên được nên ta không thể xác định được nhiệt độ của nước đang sôi. Còn đối với thủy ngân thì nhiệt độ sôi của nó trên 100 độ C nên ta có thể xác đinh được nhiệt độ cần đo.

b) - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn đã xảy ra.

- Sự chuyển thể đó diễn ra trong 5 phút, từ phút thứ 3 đến phút thứ 7.

- Ở phút thứ 3, bắt đầu xuất hiện chất đó ở thể rắn.

- Chất lỏng đó là xiclohexan, bởi vì nhiệt độ đông đặc của nó là 6 độ C theo bảng 25.5.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

1. Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm

2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình

3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ

4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý; NL vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn.

5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.

GV hướng dẫn và yêu cầu HS làm việc cá nhân ở nhà để hoàn thành các bài tập của mục này.

HS trả lời và hoàn thiện các câu hỏi của mục ở nhà.

D. Hoạt động vận dụng

 

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm nhỏ

2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.

4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý; NL vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn.

5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.

GV: Yêu cầu học sinh về nhà cùng người thân nghiên cứu thông tin tìm hiểu và trả lời các câu hỏi mục E.

HS cùng người thân nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

 

  1. Hướng dẫn về nhà

- Xem lại các nội dung đã học. Hoàn thiện các nội dung giao về nhà ở mục D, E.

- Nghiên cứu trước các nội dung bài 26.

Xem thêm các bài Giáo án vật lý 6, hay khác:

Bộ Giáo án vật lý 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ