Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 4: LÀM QUEN VỚI THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH KHOA HỌC (T2)
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Quan sát và ghi chép được các hiện tượng khi tiến hành thí nghiệm.
- Lập được bảng số liệu khi tiến hành thí nghiệm.
- Vẽ được hình khi quan sát mẫu vật bằng kính lúp, kính hiển vi quang học.
- Thực hiện được quy tắc an toàn khi tiến hành thí nghiệm
- Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng thực hành, phát triển tư duy tìm tòi khám phá trong học tập, nghiên cứu khoa học.
- Thái độ
- Yêu thích môn khoa học tự nhiên.
- Có ý thức học tập đúng đắn.
- Năng lực, phẩm chất
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt: Trình bày được kiến thức về các đại lượng, hiện tượng, định luật, nguyên lý vật lý cơ bản. Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý và chỉ ra các quy luật vật lý trong hiện tượng đó.
- Phẩm chất: Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: Hình 4.1 đến 4.10, Bảng 4.1 đến 4.2, kính lúp, kính hiển vi...
- HS: Nghiên cứu trước bài ở nhà, kẻ sẵn các bảng vào vở, chuẩn bị phần A.4
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
- Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
- Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
- Các hoạt động học
Hoạt động của GV – HS |
Nội dung cần đạt |
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, thảo luận nhóm. 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực. 4. Năng lực – phẩm chất: Nhận thức kiến thức vật lí, tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiện dưới góc độ vật lí.…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
|
GV gợi ý một số câu hỏi về tóc rồi hỏi xem HS có biết về cấu tạo, đường kính của 1 sợi tóc như thế nào hay không. GV: Vậy làm thế nào ta quan sát đc sợi tóc chính xác nhất. HS: Thảo luận trả lời GV: Để quan sát được ta cần thực hiện các bước làm tiêu bản ntn? HS thảo luận theo nhóm, nhóm trưởng tự điều hành nhóm, báo cáo kết quả. GV: Cho các nhóm tiến hành làm thí nghiệm, tự quan sát và vẽ lại được hình vào vở. HS: Làm thí nghiệm quan sát theo nhóm, vẽ hình quan sát được vào vở GV: cho HS trả lời câu hỏi cuối mục |
B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Làm tiêu bản quan sát đường kính của 1 sợi tóc. - Quan sát bằng kính (lúp, hiển vi)
|
GV: Cho HS nêu các dụng cụ thí nghiệm. HS nêu đc dụng cụ như Sgk GV: Đặt câu hỏi: ? Vậy để thực hiện thí nghiệm so sánh khí oxi trên ta phải thực hiện qua các bước cụ thể như thế nào? HS: thảo luận nhóm nêu ra được 11 bước như Sgk. GV: Sau đó cho HS làm thí nghiệm hoặc sự đoán kết quả hoàn thiện vào bảng 4.2 (nếu không chuẩn bị được dụng cụ) HS làm thí nghiệm (hoặc dự đoán), nêu kết quả vào bảng GV: Cho HS các nhóm thảo luận trả lời 2 câu hỏi cuối mục HS: Thảo luận, đưa ra câu trả lời GV nhận xét, kết luận kiến thức của phần. Yêu cầu HS ghi nhớ |
2. So sánh mức oxi trong khí hít vào và khí thở ra
|
- Hướng dẫn về nhà
- Xem lại toàn bộ nội dung bài học.
- Hoàn thiện các phần Gv giao về nhà
- Nghiên cứu, tìm hiểu phần tiếp theo.