Giáo án VNEN bài Nhiệt độ - Đo nhiệt độ (T3)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Nhiệt độ - Đo nhiệt độ (T3). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

BÀI 24: NHIỆT ĐỘ. ĐO NHIỆT ĐỘ (T3)

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

- Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và cách chia độ của nhiệt kế dùng chất lỏng.

- Nêu và sử dụng được một số loại nhiệt kế thông dụng.

+ Xác định được giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của mỗi loại nhiệt kế.

+ Biết dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể người, dùng nhiệt kế rượu hay nhiệt kế dầu để đo nhiệt độ nước, môi trường theo đúng quy định.

  1. Kỹ năng

- Lập được bảng và đồ thị theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của một vật theo thời gian.

  1. Thái độ

- Trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác trong thí nghiệm và viết báo cáo.

  1. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ và truyền thông.

- Năng lực chuyên biệt: Trình bày được kiến thức về các đại lượng, hiện tượng, định luật, nguyên lý vật lý cơ bản. Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý và chỉ ra các quy luật vật lý trong hiện tượng đó.

- Phẩm chất: Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.

II. TRỌNG TÂM

- Quan sát phân loại nhiệt kế

- Cấu tạo và hoạt động của nhiệt kế dùng chất lỏng

- Cách chia độ nhiệt kế dùng chất lỏng. Thanh nhiệt độ

III. CHUẨN BỊ

  1. GV: Giáo án, bộ thí nghiệm hình 24.2, nhiệt kế (các loại)
  2. HS: Nghiên cứu trước nội dung bài

IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
  2. Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
  3. Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.

V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

  1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
  2. Các hoạt động học

Hoạt động của GV – HS

Nội dung cần đạt

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, cá nhân

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, công não.

4. Năng lực –  Phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

GV: Yêu cầu HS quan sát hình 24.5 và lắp dụng cụ như hình.

- Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm đun nước trong 10 phút, mỗi phút ghi lại nhiệt độ vào bảng 24.4.

HS: Quan sát hình và lắp dụng cụ.

+ Tiến hành thí nghiệm và ghi lại kết quả.

GV: Yêu cầu HS từ bảng kết quả vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian đun vào hình 24.6.

HS: Vẽ đồ thị biểu diễn.

GV: Yêu cầu HS đưa ra nhận xét về sự biến thiên nhiệt độ theo thời gian đun.

HS: Rút ra nhận xét.

C. Hoạt động luyện tập

4. Thực hành đo nhiệt độ

Vẽ đồ thị biểu diễn

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

1. Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm

2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình

3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ

4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý; NL vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn.

5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.

GV: Yêu cầu HS quan sát bản thông tin và trả lời câu hỏi.

HS đọc thông tin, trả lời được câu hỏi

 

 

GV: Hướng dẫn HS cách tìm hiểu đồ thị và yêu cầu HS về nhà tìm hiểu.

HS: Lắng nghe và về nhà tìm hiểu

 

GV: Yêu cầu HS tìm hiểu cách làm nhiệt kế và làm nhiệt kế đơn giản.

HS: Tìm hiểu cách làm

D. Hoạt động vận dụng

1. Đọc bản tin dự báo thời tiết:

+ Hà Nội hôm đó có lạnh, độ chênh lệch nhiệt độ là 5oC, từ thứ 7 đến thứ 2 độ chênh lệch nhiệt độ tang dần.

2. Đọc đồ thị nhiệt độ:

- Tìm hiểu đồ thị nhiệt độ trên trang Web.

3. Tự chế tạo nhiệt kế đơn giản:

- Làm nhiệt kế đơn giản.

 

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm nhỏ

2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề.

3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não.

4. Năng lực: NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý; NL vận dụng kiến thức vật lý vào thực tiễn.

5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ, trách nhiệm, trung thực.

GV: Hướng dẫn HS về nhà hoàn thành các bài tập phần E SHD/tr.41

HS: Về nhà hoàn thành nhệm vụ GV giao

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

 

  1. Hướng dẫn về nhà

- Xem lại các nội dung đã học.

- Nghiên cứu trước các nội dung bài 25.

Xem thêm các bài Giáo án vật lý 6, hay khác:

Bộ Giáo án vật lý 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ