Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 3: ĐO ĐỘ DÀI, THỂ TÍCH, KHỐI LƯỢNG (T3)
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường
- Đo được thể tích một lượng chất lỏng, thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn, đo được khối lượng của cột bằng cân.
- Kĩ năng
- Biết cách xác định khối lượng riêng của vật.
- Thái độ
- Yêu thích môn khoa học tự nhiên. Tạo hứng thú lòng say mê khoa học
- Có ý thức học tập đúng đắn.
- Năng lực, phẩm chất
- Hình thành tác phong, năng lực thực hành thí nghiệm, nghiên cứu khoa học.
- Rèn HS năng lực tự học, hợp tác...
- Phẩm chất: Hình thành phẩm chất, tác phong nghiên cứu khoa học. Lập được kế hoạch hoạt động học tập.
II. TRỌNG TÂM
- Đo độ dài, thể tích và khối lượng
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: Hình 3.1 đến 3.5, Bảng 3.2 đến 3.6, thước, cân, dụng cụ đo thể tích
- HS: Nghiên cứu trước bài ở nhà, kẻ sẵn các bảng vào vở
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
- Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
- Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
- Các hoạt động học
Hoạt động của GV – HS |
Nội dung cần đạt |
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, thảo luận nhóm. 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực. 4. Năng lực – phẩm chất: Nhận thức kiến thức vật lí, tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiện dưới góc độ vật lí.…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
|
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng 3.3. Đưa ra quy trình đo. HS: Thảo luận theo cặp hoàn thành bảng 3.3 + Đại diện nhóm báo cáo kết quả. HS khác nhận xét, bổ sung GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức: |
B. Hoạt động hình thành kiến thức 5. Đưa ra quy trình đo theo gợi ý ở bảng 3.3. Quy trình đo: + Bước 1: Xác định dụng cụ đo, thang đo, điều chỉnh dụng cụ đo về vách số 0. + Bước 2: Ước lượng đại lượng cần đo + Bước 3: Tiến hành đo các đại lượng + Bước 4: Thông báo kết quả |
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 3.2, 3.3 thảo luận nhóm và cho biết cách đo nào đúng? HS: Thực hiện các yêu cầu của GV GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức: |
6. Cách nào đúng?
|
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin, ghi tóm tắt ý kiến vào vở HS đọc thông tin, ghi tóm tắt ý kiến vào vở |
7. Đọc thông tin và ghi nhớ - Những giá trị đo được thông thường bị sai lệch với giá trị thực của nó một lượng nhỏ, người ta gọi là độ sai lệch của phép đo hay sai số của phép đo. - Để đo chính xác nhất( sai số nhỏ nhất) phải bố trí các vật cần đo, dụng cụ đo tuân theo các bước đo và chú ý đến cách đọc kết quả. - Quy ước viết kết quả đo: Giá trị đại lượng đo = Trung bình cộng các kết quả các lần đo +, - sai số. |
- Hướng dẫn về nhà
- Xem lại toàn bộ nội dung bài học.
- Nghiên cứu, tìm hiểu phần tiếp theo