Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
Bài 2: DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM VÀ AN TOÀN THÍ NGHIỆM (T1)
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Kể tên được một số dụng cụ, máy móc thường dùng trong phòng thí nghiệm ở trường trung học.
- Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích, đo khối lượng với giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của chúng.
- Nhận biết được các dụng cụ dễ vỡ, dễ cháy nổ và những hoá chất độc hại.
- Nêu được các quy tắc an toàn cơ bản khi tiến hành các thí nghiệm.
- Kĩ năng
- Phân biệt được các bộ phận, chi tiết của kính lúp, kính hiển vi quang học và bộ hiển thị dữ liệu.
- Tập sử dụng kính lúp, kính hiển vi quang học và bộ hiển thị dữ liệu.
- Hình thành thói quen chấp hành nội quy và an toàn thí nghiệm.
- Thái độ
- Yêu thích nghiên cứu khoa học
- Giữ gìn và bảo vệ các thiết bị thí nghiệm, phòng học bộ môn.
- Năng lực, phẩm chất
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- Các kĩ năng quan sát, hoàn thành bảng biểu và phẩm chất nghiên cứu khoa học.
II. TRỌNG TÂM
- Dụng cụ trong phòng thí nghiệm
- Quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm
III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Giáo viên
- Một số dụng cụ đo, dụng cụ phòng TN
- Kính lúp, kính hiển vi
- Học sinh
- Sách hướng dẫn học môn KHTN, vở ghi.
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
- Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
- Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
- Các hoạt động học
Hoạt động của GV – HS |
Nội dung cần đạt |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ, cá nhân 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. |
|
GV: Yeu cầu HS kể tên những dụng cụ thí nghiệm, vật liệu, hóa chất trong các thí nghiệm mà các em đã làm ở bài trước, ghi vào vở HS: Thảo luận nhóm kể tên. Các nhóm báo cáo |
A. Hoạt động khởi động - Những dụng cụ thí nghiệm có tên là: cốc, lọ mực, ống nhỏ giọt, vỏ chai, bóng bay, chậu nước, nhíp, bình chia độ, cân điện tử... - Những vật liệu có tên là: giấy thấm... - Những hoá chất có tên là: nước, mực, nước vôi trong... Ngoài ra còn có những thứ khác có tên là: quả cam, bông hoa, khăn bông... |
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, thảo luận nhóm. 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực. 4. Năng lực – phẩm chất: Nhận thức kiến thức vật lí, tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiện dưới góc độ vật lí.…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
|
GV: yêu cầu HS làm việc theo nhóm, quan sát hình 2.1, 2.2 đọc thông tin nhận biết các dụng cụ đo, cho biết công dụng của chúng GV: cho HS quan sát một số dụng cụ đo có ở phòng thí nghiệm, yêu cầu HS nhận biết HS: các nhóm làm việc ghi tên các dụng cụ đã và chưa biết, trao đổi, báo cáo lại GV |
B. Hoạt động hình thành kiến thức 1. Khái niệm dụng cụ đo - Độ dài, thể tích, khối lượng là các đại lượng của vật - Dụng cụ dùng để đo các đại lượng của vật gọi là dụng cụ đo |
- Hướng dẫn về nhà
- Xem lại toàn bộ nội dung bài học.
- Nghiên cứu, tìm hiểu các phần còn lại của phần B