Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 26: NHIỆT ĐỘ VỚI ĐỜI SỐNG SINH VẬT (T4)
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Nêu được ảnh hưởng của nhiệt độ đối với đời sống sinh vật.
- Nêu được sự thích nghi của sinh vật với nhiệt độ môi trường.
- Trình bày được vai trò của cây xanh đối với việc điều hòa nhiệt độ môi trường.
- Thực hiện được thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với sự phát triển của hạt.
- Kỹ năng
- Biết cách ghi chép nhật kí theo dõi các hiện tượng khoa học.
- Có kỹ năng đọc hiểu văn bản khoa học và phân tích thông tin.
- Thái độ
– Cẩn thận, trung thực, đoàn kết, hợp tác;
– Ham học hỏi, chia sẻ và tranh thủ sự giúp đỡ của gia đình trong học tập;
– Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
– Cẩn thận, chính xác, tuân thủ quy trình.
– Ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.
- Năng lực, phẩm chất
4.1. Năng lực
- Năng lực chung : Tự học, tự chủ, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực riêng : Năng lực hợp tác; năng lực đọc hiểu; năng lực tính toán, năng lực xử lí thông tin; năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học; năng lực vận dụng kiến thức.
4.2. Phẩm chất
- Hình thành phẩm chất trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
II. TRỌNG TÂM
- Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường lên đời sống sinh vật
- Ảnh hưởng của sinh vật đối với nhiệt độ môi trường
III. CHUẨN BỊ
- GV: Giáo án, kết quả thí nghiệm mục I.1.a
- HS: Nghiên cứu trước nội dung bài, kết quả thí nghiệm mục 1.a
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
- Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
- Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
- Các hoạt động học
Hoạt động của GV – HS |
Nội dung cần đạt |
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm 2. Phương pháp: Dạy học giải quyết vấn đề, PP thuyết trình 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ 4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
|
GV hướng dẫn HS về nhà cùng người thân tìm hiểu và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 HS: Về nhà cùng người thân tìm hiểu và trả lời các câu hỏi |
D. Hoạt động vận dụng
|
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: HĐ cá nhân, nhóm nhỏ 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, dạy học giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, chia nhóm, cộng não. 4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
|
GV: Yêu cầu HS dựa vào các thông tin có ở mục 1, hãy viết một bài với tiêu đề “Cây xanh đường phố - Lá phổi xanh cho đô thị”. - Mỗi bạn tự viết 1 bài trong khoảng 10 phút. HS: Cá nhân học sinh tự đọc thông tin - 1 vài HS đọc bài viết GV yêu cầu học sinh tiếp tục đọc thông tin mục 2, thảo luận thực hiện các yêu cầu bên dưới: Hãy so sánh từ kết quả đo? + Nhiệt độ bề mặt đường dưới bóng cây so với bề mặt đường nhận ánh sáng Mặt trời trực tiếp. + Nhiệt độ không khí trung bình ở các điểm đo tại 2 tuyến đường có mật độ cây xanh lớn là Hoàng Diệu và Kim Mã so với nhiệt độ không khí trung bình ở các điểm đo trên các tuyến đường ít cây xanh như Nguyễn Trãi, Khuất Duy Tiến, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Đạo Thúy. + Từ các kết quả khảo sát em có rút ra kết luận gì về việc trồng cây xanh trong các đô thị ? HS đọc thông tin mục 2, thảo luận nhóm so sánh kết quả và đưa ra câu trả lời. + Nhìn bảng 26.2 đọc kết quả, nhận xét. + Các nhóm bổ xung, nhận xét cho nhau. GV nhận xét, bổ xung và đưa ra kết luận.
GV: Yêu cầu HS về nhà cùng người thân đọc thông tin mục 3 và tìm hiểu về các loại cây lương thực thực phẩm được trồng ở 3 miền đất nước. + Cùng người thân tìm hiểu và trả lời yêu cầu của mục 4. HS về nhà tự tìm hiểu và cùng người thân trả lời câu hỏi mục 3, 4 |
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
=> Nhiệt độ bề mặt đường dưới bóng cây so với bề mặt đường nhận ánh sáng Mặt trời trực tiếp có sự chênh lệch nhiệt độ rất cao ở giữa các điểm đo và các lần đo => Từ các kết quả trên ta thấy có nhiều lí do để cần phải trồng thật nhiều cây xanh trong các đô thị, như: Thứ nhất: Trong t/phố đông người, nhiều ôtô, xe máy, thường đốt nhiều than dầu, thải ra nhiều khí cacbonic và nhiều loại khí độc hại vào k/khí. Vì vậy, trồng nhiều cây xanh để lượng khí cacbonic và các khí độc hại khác không tăng lên quá cao. Thứ hai: Tại các t/phố thì những con đường nhựa, những khối nhà bê tông bị mặt trời hun nóng toả nhiệt ra làm nóng k/khí xung quanh. Cây xanh ở các t/phố lớn sẽ giữ cho đất được ẩm và không bị mặt trời nung nóng. Thứ ba: Những khoảng cây xanh trong thành phố sẽ như những cái máy hút bụi, làm sạch môi trường. Cây cỏ tiết ra một số chất kháng sinh thực vật có khả năng tiêu diệt vi trùng gây bệnh. Ở đâu có cây xanh ở đó không khí sạch sẽ hơn...
|
- Hướng dẫn về nhà
- Xem lại các nội dung đã học.
- Nghiên cứu trước các nội dung bài mới.