Giáo án VNEN bài Đo độ dài, thể tích, khối lượng (T4)

Dưới đây là mẫu giáo án VNEN bài Đo độ dài, thể tích, khối lượng (T4). Bài học nằm trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích

Tuần:

Ngày soạn:

Ngày dạy:

Tiết:

BÀI 3: ĐO ĐỘ DÀI, THỂ TÍCH, KHỐI LƯỢNG (T4)

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

- Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường

- Đo được thể tích một lượng chất lỏng, thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn, đo được khối lượng của cột bằng cân.

  1. Kĩ năng

- Biết cách xác định khối lượng riêng của vật.

  1. Thái độ

- Yêu thích môn khoa học tự nhiên. Tạo hứng thú lòng say mê khoa học

- Có ý thức học tập đúng đắn.

  1. Năng lực, phẩm chất

- Hình thành tác phong, năng lực thực hành thí nghiệm, nghiên cứu khoa học.

- Rèn HS năng lực tự học, hợp tác...

- Phẩm chất: Hình thành phẩm chất, tác phong nghiên cứu khoa học. Lập được kế hoạch hoạt động học tập.

II. TRỌNG TÂM

- Đo độ dài, thể tích và khối lượng

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

  1. GV: Hình 3.1 đến 3.5, Bảng 3.2 đến 3.6, thước, cân, dụng cụ đo thể tích
  2. HS: Nghiên cứu trước bài ở nhà, kẻ sẵn các bảng vào vở

IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

  1. Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
  2. Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
  3. Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.

V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

  1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
  2. Các hoạt động học

Hoạt động của GV – HS

Nội dung cần đạt

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, nhóm, cặp đôi

2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, day học hợp tác.

3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, công não.

4. Năng lực – phẩm chất: năng lực tự học và tự chủ…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm…

GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi thảo luận và đưa ra ý kiến xây dựng phương án thực hiện đo:

1. Đo kích thước của chiếc bàn học

2. Đo thể tích vật rắn không thấm nước trong trường hợp vật rắn có kích thước lớn hơn bình chia độ

HS – HS: Thảo luận đưa ra phương án. Các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét.

GV: nhận xét

C. Hoạt động luyện tập

Phương án

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

GV: yêu cầu HS tự trao đổi với người thân, bạn bè trong lớp, trong nhóm học tập làm các bài tập 1 đến 5 phần D/ SHD tr.19

HS: Cá nhân suy nghĩ, trao đỏi đưa ra ý kiến. Báo cáo 1 vài đáp án

E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG

GV: yêu cầu HS tự trao đổi với người thân, bạn bè trong lớp, trong nhóm học tập làm các bài tập 1 đến 4 phần E/ SHD tr.19, 20

HS: Thực hiện yêu cầu GV giao.

  1. Hướng dẫn về nhà

- Xem lại toàn bộ nội dung bài học.

- Hoàn thiện các phần Gv giao về nhà

- Nghiên cứu, tìm hiểu bài 4

Xem thêm các bài Giáo án vật lý 6, hay khác:

Bộ Giáo án vật lý 6 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ