Tuần:
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết:
BÀI 31: LỰC MA SÁT (T1)
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức
- Nhận biết được sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ, ma sát trượt, ma sát lăn và đặc điểm của mỗi loại lực ma sát này.
- Kĩ năng
- Kể và phân tích được một số hiện tượng về lực ma sát có lợi và vận dụng ích lợi của nó.
- Kể và phân tích được một số hiện tượng về lực ma sát có hại và nêu cách hạn chế tác hại của lực ma sát.
- Thái độ
- Yêu thích môn học, nghiêm túc trong giờ, hăng hái tham gia các hoạt động.
- Năng lực, phẩm chất
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ và truyền thông.
- Năng lực chuyên biệt: Trình bày được kiến thức về các đại lượng, hiện tượng, định luật, nguyên lý vật lý cơ bản. Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật lý và chỉ ra các quy luật vật lý trong hiện tượng đó.
- Phẩm chất: Hình thành phẩm chất tự trọng, tự lực, chăm chỉ, vượt khó, tự hoàn thiện.
II. TRỌNG TÂM
- Lực ma sát, đặc điểm của lực ma sát
III. CHUẨN BỊ
- GV: Kế hoạch bài học
- HS: Nghiên cứu trước nội dung bài
IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Hình thức tổ chức dạy học: trong lớp; học sinh hoạt động cá nhân, nhóm…
- Phương pháp DH: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua thí nghiệm thực hành.
- Kĩ thuật dạy học: Giao nhiệm vụ, chia nhóm.
V. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC
- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
- Các hoạt động học
Hoạt động của GV – HS |
Nội dung cần đạt |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Hình thức tổ chức dạy học: Hoạt động nhóm nhỏ, cá nhân 2. Phương pháp: Dạy học theo nhóm, nêu và giải quyết vấn đề. 3. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi. 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ, NL tìm tòi khám phá dưới góc độ vật lý, NL nhận thức kiến thức vật lý. 5. Phẩm chất: Tự tin, tự chủ. |
|
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 31.1, 31.2 và 31.3 để trả lời câu hỏi. HS: quan sát hình và trả lời câu hỏi
.
|
A. Hoạt động khởi động 1. - Vì miếng gỗ và ô tô đã chịu một lực cân bằng với lực đẩy, có tác dụng cản lại lực đẩy. - Lực cân bằng với lực đẩy có cùng phương (phương nằm ngang), chiều ngược với chiều của lực đẩy. 2. - Các bánh xe ở vali có tác dụng làm giảm lực cản khi ta kéo hoặc đẩy vali. - Lực cản khi đẩy thùng hàng lúc trước lợi hơn sau khi lắp bánh xe. 3. - Đế dép, lốp xe phải khía ở mặt cao su là để tăng độ bám. - Sau một thời gian sử dụng thì bị mòn vì khi tiếp xúc với mặt đường lốp xe và đế dép đã mài mòn vào mặt đường. |
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Hình thức tổ chức dạy học: Trên lớp, thảo luận nhóm. 2. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác. 3. Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ, chia nhóm, đặt câu hỏi, học tập hợp tác, lắng nghe và phản hồi tích cực. 4. Năng lực – phẩm chất: Nhận thức kiến thức vật lí, tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiện dưới góc độ vật lí.…, phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm… |
|
GV: Yêu cầu HS đọc kĩ đoạn thông tin và trả lời phần câu hỏi. HS: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi
GV: Yêu cầu HS đọc trình tự thí nghiệm, tiến hành theo hướng dẫn HS: Đọc trình tự và làm thí nghiệm theo số liệu thực tế, lấy kết quả vào bảng 31.2 và tìm hiểu đặc điểm vào bảng 31.3. |
B. Hoạt động hình thành kiến thức * Khi nào xuất hiện lực ma sát: 1) Đọc kĩ thông tin cho trong khung dưới đây. 2) Trả lời câu hỏi: - Các loại lực ma sát xuất hiện: + Lực ma sát nghỉ xuất hiện giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác. + Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trướt trên mặt một vật khác. + Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên mặt một vật khác. - Các loại lực ma sát trong hình 31.1 và 31.2: + Hình 31.1: Lực ma sát nghỉ. + Hình 31.2: Ma sát lăn, ma sát trượt. * Lực ma sát có đặc điểm gì: |
- Hướng dẫn về nhà
- Xem lại các nội dung đã học.
- Nghiên cứu trước các nội dung tiếp theo.