Câu 1: Chọn đáp án đúng
Trong phản ứng hóa học, hạt vi mô nào được bảo toàn
- A. Hạt phân tử
-
B. Hạt nguyên tử
- C. Cả 2 loại hạt
- D. Không có hạt nào
Câu 2: Cho phương trình hóa học: Fe3O4 + aHCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O. Giá trị của a là
-
A. 8.
- B. 10.
- C. 6.
- D. 4.
Câu 3: Dấu hiệu nào cho ta thấy có phản ứng hóa học xảy ra?
-
A. Có chất kết tủa sinh ra (không tan)
- B. Có chất khí bay lên
- C. Có sự biến đổi màu sắc quan sát được
- D. Tất cả các dấu hiệu trên
Câu 4: Có sơ đồ phản ứng sau: Al + Fe3O4 → Fe + Al2O3. Tổng hệ số các chất sản phẩm là
- A. 11.
- B. 10.
-
C. 13.
- D. 12.
Câu 5: Hòa tan 15,3 gam bari oxit vào nước thu được 17,1 gam Bari hidroxit. Khối lượng nước đã tham gia phản ứng là:
-
A. 1,8 gam
- B. 3,6 gam
- C. 0,9 gam
- D. 2,4 gam
Câu 6: Cho sơ đồ phản ứng sau:
CaCO3 + HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
Tổng hệ số cân bằng nguyên, tối giản của các chất sản phẩm trong phương trình hóa học trên là
-
A. 3.
- B. 4.
- C. 1.
- D. 2.
Câu 7: Cho kim loại sắt vào bình đựng khí clo thu được sắt (III) clorua. Tổng hệ số tất cả các chất tham gia phản ứng là:
- A. 8
- B. 7
-
C. 5
- D. 6
Câu 8: Cho 11,1 gam canxi clorua tác dụng với m gam natri cacbonat. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10 gam kết tủa canxi cacbonat và 11,7 gam muối clorua. Giá trị của m là
-
A. 10,6.
- B. 11,7.
- C. 16,0.
- D. 11,1.
Câu 9: Cho phương trình hóa học sau: CaCO3 + ?HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2. Hệ số còn thiếu trong dấu ? để hoàn thành phương trình hóa học trên là:
- A. 3
-
B. 2
- C. 1
- D. 4
Câu 10: Cho 5,4 gam nhôm tác dụng vừa đủ với lưu huỳnh ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 15 gam sản phẩm. Khối lượng của lưu huỳnh đã tham gia phản ứng là
- A. 3,2 gam.
- B. 6,4 gam.
-
C. 9,6 gam.
- D. 5,6 gam
Câu 11: Cho 11,2 gam sắt tác dụng hoàn toàn với 14,6 gam axit clohiđric. Sau phản ứng thu được 25,4 gam muối sắt (II) clorua và m gam khí hiđro. Giá trị của m là
- A. 0,3 gam.
- B. 0,5 gam.
- C. 0,2 gam.
-
D. 0,4 gam.
Câu 12: Sục khí cacbonic vào dung dịch natri hidroxit thu được dung dịch natri cacbonat và nước. Phương trình của phản ứng hóa học trên là:
-
A. 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
- B. NaOH + CO2 → Na2CO2 + H2O
- C. NaOH + CO2 → NaCO3 + H2O
- D. NaOH + CO2 → NaCO2 + H2O
Câu 13: Phát biểu nào dưới đây là đúng?
- A. Chất sản phẩm là chất ban đầu, bị biến đổi trong phản ứng.
-
B. Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học.
- C. Chất phản ứng là chất mới sinh ra.
- D. Trong phản ứng hóa học, liên kết giữa các nguyên tử không thay đổi.
Câu 14: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng vật lí?
- A. Lưu huỳnh cháy trong không khí sinh ra khí sunfurơ.
- B. Đường cháy thành than.
- C. Than cháy sinh ra khí cacbon đioxit.
-
D. Cồn để trong lọ bị bay hơi.
Câu 15: Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hóa học.
- A. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành các vật dụng trong gia đình.
- B. Hòa tan muối ăn vào nước ta được dung dịch nước muối.
-
C. Khi đốt nóng đường thấy xuất hiện chất rắn màu đen và nước.
- D. Người thợ uốn các dây đồng để tạo thành vật dụng theo ý muốn.
Câu 16: Dấu hiệu chính để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học là
- A. sự thay đổi về hình dạng của chất.
-
B. sự xuất hiện chất mới.
- C. sự thay đổi về trạng thái của chất.
- D. sự thay đổi về màu sắc của chất.
Câu 17: Hiện tượng vật lí là hiện tượng
- A. chất biến đổi màu sắc và trạng thái so với chất ban đầu.
-
B. chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
- C. chất biến đổi tạo thành chất kết tủa hoặc khí.
- D. chất biến đổi tạo thành chất khác.
Câu 18: Hiện tượng hóa học là hiện tượng
- A. chất không bị biến đổi nhưng có thay đổi màu sắc so với ban đầu.
-
B. chất biến đổi có tạo thành chất khác.
- C. chất không bị biến đổi so với ban đầu.
- D. chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.