Câu 1: Nước nào sau đây không có chung biên giới trên đất liền với Việt Nam?
- A. Trung Quốc.
- B. Lào.
- C. Cam-pu-chia.
-
D. Thái Lan.
Câu 2: Công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của nước ta được triển khai từ năm nào?
- A. 1985
-
B. 1986
- C. 1987
- D. 1988
Câu 3: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm nào?
- A. 1993
- B. 1994
-
C. 1995
- D. 1996
Câu 4: Lãnh thổ Việt Nam gồm bộ phận:
- A. Phần đất liền
- B. Các đảo và vùng biển
- C. Vùng trời
-
D. Cả 3 ý A,B,C.
Câu 5: Việt Nam gắn với châu lục và đại dương nào:
- A. Châu Á và Ấn Độ Dương.
-
B. Châu Á và Thái Bình Dương.
- C. Châu Đại Dương và Ấn Độ Dương.
- D. Châu Đại Dương và Thái Bình Dương.
Câu 6: Dựa vào bảng 22. 1. cho biết tỉ trọng ngành kinh tế nào có xu hương giảm dần?
Nông nghiệp |
Công nghiệp |
Dịch vụ |
|||
1990 |
2000 |
1990 |
2000 |
1990 |
2000 |
38,74 |
24,30 |
22,67 |
36,61 |
38,59 |
39,09 |
Bảng 22.1. Tỉ trọng các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của Việt Nam năm 1990 và năm 2000 (đơn vị %)
-
A. Nông nghiệp.
- B. Công nghiệp,
- C. Dịch vụ.
- D. Tất cả đều sai.
Câu 7: Để làm giàu thêm vốn hiểu biết về địa lí ngoài việc đọc kĩ, hiểu và làm tốt bài tập trong sách giáo khoa, các em cần phải:
- A. Sinh hoạt tập thể ngoài trời.
- B. Khảo sát thực tế.
- C. Tham quan, du lịch.
-
D. Tất cả đều đúng.
Câu 8: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm nào
- A. 1967
- B. 1984
-
C. 1995
- D. 1997
Câu 9: Xây dựng lại đất nước, nhân dân ta có xuất phát điểm:
-
A. rất thấp
- B. thấp
- C. cao
- D. rất cao
Câu 10: Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế của nước ta bắt đầu từ năm nào?
- A. 1945
- B. 1975
-
C. 1986
- D. 1995
Câu 11: Những thành tựu nào không đúng trong sản xuất nông nghiệp mà Việt Nam đạt được sau công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tê
- A. Sản xuất nông nghiệp lên tục phát triển.
- B. Sản xuất lương thực tăng cao, đảm bảo vững chắc vấn đề an ninh lương thực.
-
C. Sản xuất lương thực tăng cao, hiện nay sản lượng lương thực nước ta đứng thứ 2 trên thế giới.
- D. Một số nông sản xuất khẩu chủ lực: gạo, cà phê, cao su, chè, điều và hải sản.
Câu 12: Những thành tựu trong sản xuất công nghiệp mà Việt Nam đạt được sau công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tê
- A. Sản xuất công nghiệp từng bước khôi phục và phát triển mạnh mẽ.
- B. Tỉ trọng của sản xuất công nghiệp ngày càng tăng trong cơ cấu GDP.
- C. Các ngành công nghiệp theo chốt: dầu khí, than, thép, xi, măng, giấy, đường.
-
D. Tất cả ý trên.
Câu 13: Cơ cấu kinh tế của Việt Nam thay đổi như thế nào sau công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tê:
-
A. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỉ trong khu vực công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP.
- B. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP.
- C. Tăng tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp giảm tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP
- D. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP
Câu 14: Mục tiêu chiến lược 20 năm 2001-2020 của nước ta:
-
A. Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
- B. Đến năm 2020 nước ta phải đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân.
- C. Đến năm 2020 nước ta phải phát triển các ngành công nghiệp hiện đại: nguyên tử, hàng không vũ trụ, …
- D. Đến năm 2020, đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu.
Câu 15: Để học tốt môn Địa lí Việt Nam, các em cần làm gì:
- A. Học thuộc tất cả các kiến thức trong SGK.
- B. Làm tất cả các bài tập trong SGK và sách bài tập.
- C. Học thuộc tất cả các kiến thức và làm tất cả các bài tập trong SGK và sách bài tập
-
D. Ngoài học và làm tốt các bài tập trong sách cần sưu tầm các tài liệu, khảo sát thực tế, du lịch,…
Câu 16: Trong cơ cấu GDP của nước ta (bảng 22.1) năm 1990 và năm 2000, ngành có tỉ trọng tăng dần là:
- A. Nông nghiệp, công nghiệp.
-
B. Công nghiệp, dịch vụ.
- C. Nông nghiệp, dịch vụ
- D. Tất cả đều sai.
Câu 17: Cơ cấu kinh tế của nước ta ngày càng cân đối, hợp lí hơn theo hướng:
- A. Kinh tế thị trường.
- B. Định hướng xã hội chủ nghĩa.
- C. Tiến dần tới mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
-
D. Tất cả đều đúng.
Câu 18: Mục tiêu tổng quát trong chiến lược năm 2001-2010 của nước ta là:
- A. Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
- B. Trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
- C. Nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân.
-
D. Tất cả đều đúng.