Trắc nghiệm Địa lí 8 học kì I (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 học kì I (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Hệ thống núi và cao nguyên chạy theo hướng nào?

  • A. Đông - Tây
  • B. Bắc - Nam
  • C. Tất cả đều đúng
  • D. Tất cả đều sai

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm vị trí của châu Á

  • A. Là một bộ phận của lục địa Á- Âu.
  • B. Kéo dài từ cực Bắc đến vùng Xích đạo.
  • C. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.
  • D. Tiếp giáp với 2 châu lục và 3 đại dương rộng lớn.

Câu 3: Các dãy núi ở châu Á có hai hướng chính là:

  •  A. đông – tây hoặc gần đông –tây và bắc – nam hoặc gần bắc – nam.
  • B. đông bắc – tây nam và đông – tây hoặc gần đông – tây.
  • C. tây bắc – đông nam và vòng cung.
  • D. bắc – nam và vòng cung.

Câu 4: Ý nào sau đây không phải đặc điểm địa hình của châu Á

  • A. Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng bậc nhất thế giới.
  • B. Địa hình bị chia cắt phức tạp.
  •  C. Các núi và cao nguyên cao đồ sộ tập trung ở trung tâm châu lục.
  •  D. Địa hình khá đơn giản, có thể coi toàn bộ lục địa là khối cao nguyên khổng lồ.

Câu 5 : Những khoáng sản quan trọng nhất của châu Á là

  • A. Dầu mỏ, khí đốt.
  •  B. Than, sắt.
  • C. Crôm và các kim loại màu như đồng, thiếc.
  •    D. Tất cả các ý trên.

Câu 6: Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu nào?

  •    A. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa.
  •    B. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.
  •    C. Các kiểu khí hậu hải dương và các kiểu khí hậu lục địa.
  •    D. Các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hải dương.

Câu 7: Dựa vào hình 2.1, cho biết đới khí hậu từ chí tuyến Bắc đến 400 B:

  • A. Đới khí hậu ôn đới.
  • B. Đới khí hậu cận nhiệt.
  • C. Đới khí hậu nhiệt đới.
  • D. Đới khí hậu Xích đạo.

Câu 8: Khí hậu gió mùa châu Á không có kiểu

  •    A. khí hậu gió mùa nhiệt đới.
  •    B. khí hậu gió mùa cận nhiệt
  •    C. khí hậu ôn đới gió mùa.
  •    D. khí hậu cận cực gió mùa.

Câu 9: Sự phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu là do:

  • A. Lãnh thổ rộng.
  • B. Địa hình núi cao.
  • C. Ảnh hưởng biển.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 10: Nam Á và Đông Nam Á nằm trong đới có khí hậu:

  • A. Gió mùa nhiệt đới.
  • B. Gió mùa cận nhiệt và ôn đới.
  • C. Cận nhiệt Địa Trung Hải.
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 11: Khí hậu gió mùa cận nhiệt đới và ôn đới phân bố ở:

  • A. Tây Á
  • B. Đông Á
  • C. Nam Á
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 12: Khí hậu gió mùa châu Á phân bố ở đâu:

  •  A. Bắc Á, Trung Á.
  •  B. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.
  •  C. Tây Nam Á, Nam Á, Đông Nam Á.
  •  D. Đông Á, Đông Nam Á và Trung Á.

Câu 13: Kiểu khí hậu lục địa phân bố ở đâu của châu á:

  •    A. Bắc Á, Trung Á.
  •    B. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.
  •    C. Tây Nam Á, Trung Á.
  •    D. Đông Á, Đông Nam Á và Trung Á.

Câu 14: Dựa vào hình 2.1, cho biết đới khí hậu nào không phân thành các kiểu khí hậu?

  • A. Đới khí hậu Xích đạo.
  • B. Đới khí Cực.
  • C. Tất cả đều đúng.
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 15: Dựa vào biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của 3 địa điểm (SGK trang 9), cho biết địa điểm nào thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa?

  • A. U-lan Ba-to.
  • B. E Ri-at.
  • C. Y-an-gun.
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 16: Đặc điểm nào sau đây không đúng với sông ngòi Bắc Á ?

  • A. Mạng lưới thưa thớt.                                  
  • B. Sông chảy từ Nam lên Bắc.
  • C. Mùa đông, các sông bị đóng băng.               
  • D. Mùa xuân gây lũ lụt.

Câu 17: Sông ngòi ở Đông Nam Á có đặc điểm

  • A. mạng lưới thưa thớt.                                   
  • B. Nguồn cung cấp nước là do băng tan.
  • C. không có nhiều sông lớn.                            
  • D. Mạng lưới dày đặc, nhiều sông lớn.

Câu 18: Lũ băng của sông ngòi Bắc Á vào mùa nào

  •    A. Mùa xuân
  •   B. Mùa hạ
  •   C. Mùa thu
  •   D. Mùa đông

Câu 19: Tại sao vào mùa xuân, các sông ở vùng Bắc Á có lượng nước rất lớn ?

  • A. Do nước mưa.                                            
  • B. Do băng tuyết tan.
  • C. Do nguồn nước ngầm dồi dào.                     
  • D. Do nguồn nước ở các hồ cung cấp.

Câu 20: Rừng lá kim phân bố chủ yếu ở khu vực:

  • A. Đông Á.
  • B. Đông Nam Á.
  • C. Tây Xi-bia.
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 21: Ở châu Á, cảnh quan tự nhiên nào không bị con người khai thác để làm nông nghiệp, xây dựng khu dân cư, khu công nghiệp?

  • A. Thảo nguyên.
  • B. Rừng lá kim.
  • C. Xavan.
  • D. Rừng và cây bụi lá cứng.

Câu 22: Rừng nhiệt đới ẩm ở châu Á phân bố ở:

  •   A. Đông Nam Á và Nam Á
  •   B. Nam Á và Đông Á
  •   C. Đông Á và Đông Nam Á.
  •   D. Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á

Câu 23: Đới cảnh quan chủ yếu của vùng Tây Nam Á và Trung Á là

  •   A. Rừng lá kim.
  •   B. Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng.
  •    C. Hoang mạc và bán hoang mạc.
  •   D. Rừng nhiệt đới ẩm.

Câu 24: Những trở ngại chính trong việc giao lưu giữa các vùng ở châu Á là do:

  • A. Địa hình núi cao hiểm trở.
  • B. Hoang mạc rộng lớn.
  • C. Khí hậu giá lạnh khắc nghiệt.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 25: Châu lục nào trên thế giới là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn?

  • A. Châu Âu.
  • B. Châu Á.
  • C. Châu Mĩ.
  • D. Châu Đại Dương.

Câu 26: Địa điểm ra đời của Ki-tô giáo là:

  • A. A-rập Xê-út.
  • B. Pa-le-xtin.
  • C. Ấn Độ.
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 27: Hồi giáo là tôn giáo lớn ở:

  • A. Nam Á.
  • B. In-đô-nê-xi-a.
  • C. Ma-lai-xi-a.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 28: Chủng tộc chủ yếu ở Đông Nam Á là:

  •   A. Ơ-rô-pê-ô-it
  •   B. Môn-gô-lô-it
  •   C. Ô-xtra-lô-it
  •    D. Môn-gô-lô-it và Ô-xtra-lô-it.

Câu 29: Hai tôn giáo lớn ra đời ở Ấn Độ là

  •   A. Phật giáo và Ki-tô giáo
  •   B. Phật giáo và Ấn Độ giáo
  •   C. Ki-tô giáo và Hồi giáo
  •   D. Ấn Độ giáo và Hồi giáo

Câu 30: Cũng với bảng 6.1. Thành phố có số dân cao nhất các nước châu Á là :

  • A. Tô-ki-ô của Nhật Bản
  • B.  Bắc Kinh của Trung Quốc
  • C. Xơ-un của Hàn Quốc
  • D. Niu Đê-li của Ân Độ

Câu 31: Khu vực có khí hậu rất lạnh, khô, địa hình núi cao hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn là khu vực:

  • A. Có mật độ dân số thấp.
  • B. Phát triển du lịch,
  • C. Tất cả đều đúng.
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 32: Dựa vào hình 6.1 và bảng 6.1, cho biết thành phố nào sau đây của Ấn Độ?

  • A. Côn-ca-ta.
  • B. Niu-đê-li.
  • C. Mum-bai.
  • D. A, B, C đều đúng.

Câu 33: Khu vực có mật độ dân số cao thường là khu vực:

  • A. Chiếm diện tích nhỏ nhất.
  • B. Có nhiều thành phố lớn.
  • C. Ven biển.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 34: Nước nào sau đây thuộc vào các nhóm nước có thu nhập cao.

  • A. I-xra-en.
  • B. Cô-oét.
  • C. Nhật Bản
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 35: Nước có mức độ công nghiệp hóa cao và nhanh (nước công nghiệp mới) là:

  • A. Sin-ga-po.
  • B. Hàn Quốc.
  • C. Đài Loan.
  • D. Tất đều đúng.

Câu 36: Những nước có nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp là những nước:

  • A. Chậm phát triển.
  • B. Đang phát triển,
  • C. Phát triển.
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 37: Nước nào sau đây tùy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp hiện đại như điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ?

  • A. Pa-ki-xtan.
  • B. Ấn Độ.
  • C. Trung Quốc.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 38: Từ thế kỉ XVI và đặc biệt trong thế kỉ XIX đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội các nước châu Á có gì nổi bật:

  • A. Kinh tế của các nước châu Á rất phát triển với trình độ cao.
  • B. Nhiều nước các nước thực hiện thành công các cuộc cách mạng công nghiệp trở thành các nước tư bản hùng mạnh trên thế giới.
  • C. Hầu hết các nước châu Á trở thành thuộc địa của các đế quốc Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha,…
  •  D. Các nước châu Á trở thành các nước đế quốc đi xâm lược các nước khác.

Câu 39: Các nước châu Á có quá trình phát triển sớm nhưng hiện nay số nước các quốc gia nghèo khổ vẫn chiếm tỉ lệ cao chủ yếu do

  • A. Châu Á nghèo tài nguyên thiên nhiên.
  • B. Châu Á nhiều thiên tai: động đất, núi lửa, bão,…
  • C. Chế độ phong kiến và thực dân kìm hãm, nền kinh tế rơi vào tình trạng chậm phát triển kéo dài.
  •  D. Ảnh hưởng các cuộc khủng khoảng kinh tế.

Câu 40: Các nước ở khu vực nào của châu Á trồng nhiều lúa mì?

  • A. Đông Nam Á.
  • B. Tây Nam Á.
  • C. Đông Á.
  • D. Nam Á.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

HỌC KỲ

PHẦN MỘT: THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (TIẾP THEO)

PHẦN HAI: ĐỊA LÍ VIỆT NAM

 

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.