Trắc nghiệm địa lí 8 bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Khu bảo tồn thiên nhiên nào ở nước ta là nơi tập trung nhiều loài chim khác nhau (147 loài) trong đó có 13 loài chim qúy hiếm của thế giới?

  • A. Nam Cát Tiên
  • B. Bạch Mã
  • C. Tràm Chim
  • D. Bến En

Câu 2: Trong chính sách và luật bảo vệ và phát triển rừng, phấn đấu nâng tỉ lệ che phủ rừng của nước ta lên:

  •    A. 35-40%
  •    B. 40-45%
  •    C. 45-50%
  •    D. 50-55%

Câu 3: Nguồn tài nguyên nước ta phong phú, đa dạng và có khả năng:

  • A. Phục hồi và phát triển.
  • B. Tất cả đều sai.
  • C. Tái tạo nhưng ít có giá trị về kinh tế.
  • D. Giảm sút và không thể phục hồi.

Câu 4: Để nguồn tài nguyên sinh vật nước ta khỏi bị suy giảm, cần phải:

  • A. Trồng rừng, khai thác hợp lí đi đôi với bảo tồn, đa dạng sinh học.
  • B. Giữ gìn và bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn.
  • C. Tất cả đều đúng.

Câu 5: Theo giá trị sử dụng cây cẩm lai sử dụng để: 

  • A.Nhóm cây thuốc.
  • B.Nhóm cây thực phẩm.
  • C.Nhóm cây cảnh và hoa
  • D.Nhóm cây lấy gỗ.

Câu 6: Thực trạng rừng ở nước ta hiện nay: 

  • A.Rừng nguyên sinh còn rất ít, phổ biến là rừng thưa mọc lại pha tạp hoặc trảm cỏ khô cằn.
  • B.Tỉ lệ che phủ rừng rất thấp.
  • C.Chất lượng rừng bị suy giảm.
  • D.Cả 3 ý trên.

Câu 7: Đặc điểm của tài nguyên sinh vật nước ta: 

  • A.Tài nguyên sinh vật nước ta khá nghèo nàn.
  • B.Tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú đang dạng, đây là tài nguyên vô tận.
  • C.Tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú đang dạng, nên không cần phải bảo vệ.
  • D.Tài nguyên sinh vật nước ta rất phong phú đang dạng nhưng không là tài nguyên vô tận.

Câu 8: Vì sao tỉ lệ che phủ rừng của nước ta đang có xu hướng tăng?

  • A. Giảm thiên tai thiên nhiên
  • B. Con người không khai thác nữa
  • C. Không còn chịu ảnh hưởng của chiến tranh
  • D. Ban hành chính sách và luật để bảo vệ và phát triển rừng

Câu 9: Nguyên nhân khiến nguồn lợi hải sản ven biển nước ta đang bị giảm sút mạnh không phải do:

  • A. khai thác gần bờ quá mức cho phép.
  • B. dùng phương tiện có tính hủy diệt.
  • C. ô nhiễm môi trường ven biển.
  • D. chú trọng khai thác xa bờ

Câu 10: Ý nghĩa kinh tế của tài nguyên rừng ở nước ta?

  • A. bảo vệ sự đa dạng sinh vật.
  • B. cung cấp nhiều lâm sản quý.
  • C. hạn chế thiên tai lũ lụt, xói mòn, sạt lở đất.
  • D. bảo vệ nguồn nước ngầm.

Câu 11: Các loài động vật nào sau đây đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng?

  • A. Báo, gấu, vượn đen
  • B. Tê giác, trâu rừng
  • C. Bò sữa, gà đen
  • D. Voọc đen, sếu cổ trụi

Câu 12: Vai trò quan trọng nhất của các vườn quốc gia là

  • A. cung cấp lâm sản cho công nghiệp chế biến gỗ.
  • B. bảo vệ nguồn nước ngầm.
  • C. phát triển du lịch sinh thái.
  • D. bảo vệ, phục hồi và phát triển tài nguyên sinh học tự nhiên.

Câu 13: Nhận định không đúng về nguồn tài nguyên sinh vật nước ta:

  • A. vô cùng phong phú, đa dạng.
  • B. là nguồn tài nguyên vô tận.
  • C. có khả năng phục hồi và phát triển.
  • D. có nhiều giá trị về kinh tế - xã hội- môi trường.

Câu 14: Bảo vệ rừng là trách nhiệm của:

  • A. Nhà nước
  • B. Nhân dân
  • C. Lực lượng kiểm lâm
  • D. Tất cả mọi người.

Câu 15: Nhận định không đúng với đặc điểm sinh vật Việt Nam là:

  • A. Chất lượng rừng giảm sút
  • B. Rừng ngày càng mở rộng
  • C. Một số loài có nguy cơ tuyệt chủng
  • D. Rừng giảm sút nghiêm trọng.

Câu 16: Các loại cây: Đinh lim, sến, táu, lát hoa, gụ có giá trị sử dụng:

  • A. làm thuốc
  • B. làm thực phẩm
  • C. làm cây cảnh, hoa
  • D. cho gỗ tốt, đẹp

Câu 17: Nhóm cây cho gỗ bền đẹp và rắn chắc là 

  • A. cẩm lai, lim, lát hoa, hồi, hoàng đàn.
  • B. lim, sến, màng tang, sơn, thông, trám, cẩm lai.
  • C. lát hoa, đinh, lim, mây, dầu, trám, thảo quả.
  • D. đinh, lim, sến, lát hoa, cẩm lai, gụ.

Câu 18: Tỉ lệ che phủ rừng của nước ta chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm diện tích tự nhiên ?

  • A. 32 - 34.
  • B. 34 - 36.
  • C. 31 - 33.
  • D. 35 - 38.

Câu 19: Loài cây nào sau đây không thuộc nhóm cây thuốc ?

  • A. Hồi.
  • B. Nhân trần.
  • C. Lát hoa.
  • D. Ngải cứu.

Câu 20: Nhóm cây nào làm nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp?

  • A. Mây, trúc, giang.
  • B. Vạn tuế, phong lan.
  • C. Nhân trần, ngải cứu, tam thất.
  • D. Tràm, hạt dẻ.

Câu 21: Nhóm cây cho tinh dầu nhựa là

  • A. hồi, sơn, quế.
  • B. giang, trúc.
  • C. nhân trần, vạn tuế.
  • D. xuyên khung, ngũ gia bì.

Câu 22: Đâu không phải là sản phẩm từ động vật?

  • A. Lấy gỗ.
  • B. Thức ăn.
  • C. Làm đẹp.
  • D. Thuốc.

Câu 23: Hệ sinh thái tự nhiên của nước ta bị tàn phá, biến đổi và suy giảm về chất lượng và số lượng chủ yếu do

  • A. các loài vật tàn phá.
  • B. đất ngày càng xấu đi.
  • C. tác động của con người.
  • D. mưa càng ngày càng ít.

Câu 24: Tài nguyên rừng của nước ta bị suy giảm chủ yếu do

  • A. sự biến đổi thất thường của khí hậu.
  • B. không chịu trồng mới.
  • C. chiến tranh tàn phá.
  • D. khai thác quá mức phục hồi.

Câu 25: Nguồn lợi hải sản của nước ta bị giảm sút nhanh do

  • A. đánh bắt gần bờ quá mức dự trữ và bằng những phương tiện có tính huỷ diệt.
  • B. khai thác dầu khí gây ô nhiễm nguồn nước.
  • C. thời tiết diễn biến thất thường, khó lường trước.
  • D. khí hậu thay đổi một cách nhanh chóng.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

HỌC KỲ

PHẦN MỘT: THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (TIẾP THEO)

PHẦN HAI: ĐỊA LÍ VIỆT NAM

 

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.