Trắc nghiệm địa lí 8 bài 3: Sông ngòi và cảnh quan châu Á (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 bài 3: Sông ngòi và cảnh quan châu Á (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Sông ở Nam Á có nguồn cung cấp nước chủ yếu từ

  • A. Nước ngầm
  • B. Nước mưa
  • C. Băng tuyết tan.
  • D. Nước từ ao, hồ.

Câu 2: Tác hại mà con người gây ra đối với tài nguyên rừng ở Châu Á là

  • A. diện tích đất nông nghiệp tăng lên.
  • B. xuất hiện thêm một số loài sinh vật mới.
  • C. ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.
  • D. diện tích rừng bị thu hẹp, suy giảm hệ sinh thái.

Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu làm thu hẹp diện tích các cảnh quan rừng, xavan và thảo nguyên ở châu Á là

  • A. cháy rừng.
  • B. con người khai phá.
  • C. xói mòn, sạt lở đất.
  • D. chiến tranh tàn phá.

Câu 4: Rừng lá kim là cảnh quan tự nhiên đặc trưng của vùng nào sau đây?

  • A. Xi – bia.
  • B. Đông Nam Á.
  • C. Đông Á.
  • D. Nam Á.

Câu 5: Vùng Xi-bia đặc trưng với kiểu cảnh quan tự nhiên nào?

  • A. Rừng lá rộng.
  • B. Xavan và cây bụi.
  • C. Thảo nguyên.
  • D. Rừng lá kim.

Câu 6: Mạng lưới sông ngòi ở Tây Nam Á và Trung Á kém phát triển nhưng vẫn có một số sông lớn do

  • A. hàng năm nhận được lượng mưa lớn.
  • B. có các hệ thống nước ngầm cung cấp nước.
  • C. băng và tuyết trên núi tan cung cấp nước.
  • D. có các hệ thống hồ, đầm lớn.

Câu 9: Ở châu Á, khu vực có mạng lưới sông ngòi kém phát triển nhất là

  • A. Tây Nam Á và Trung Á.
  • B. Bắc Á.
  • C. Đông Nam Á.
  • D. Nam Á và Đông Á.

Câu 10: Chế độ nước sông theo mùa, sông có lượng nước lớn nhất vào cuối hạ đầu thu và thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân. Đây là đặc điểm của sông ngòi thuộc khu vực

  • A. Bắc Á.
  • B. Tây Nam Á.
  • C. Đông Nam Á.
  • D. Trung Á.

Câu 11: Các sông lớn ở Đông Á được bắt nguồn từ đâu?

  • A. Các vùng thung lũng.
  • B. Các sơn nguyên, cao nguyên ở phía Tây.
  • C. Các hoang mạc, sa mạc vùng trung tâm
  • D. Vùng đồng bằng thấp nhỏ hẹp phía Đông.

Câu 12: Châu Á có hồ nước ngọt sâu nhất thế giới là 

  • A. Ban-khat.
  • B. Bai-can.
  • C. A-Ran.
  • D. Caxpi.

Câu 13: Các sông lớn ở Bắc Á và Đông Á đổ ra các đại dương nào?

  • A. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương
  • B. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.
  • C. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
  • D. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.

Câu 14: Do ảnh hưởng của chế độ mưa gió mùa nên sông ngòi ở Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á có lượng mưa lớn nhất vào 

  • A. mùa xuân, cạn nhất vào mùa thu.
  • B. cuối hạ đầu thu, cạn nhất vào cuối xuân đầu hạ.
  • C. cuối hạ đầu thu, cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
  • D. mùa hạ, cạn nhất vào mùa đông.

Câu 15: Các đới cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa là gì?

  • A. Hoang mạc, rừng lá kim
  • B. Thảo nguyên, hoang mạc
  • C. Thảo nguyên, rừng hỗn hợp.
  • D. Rừng nhiệt đới ẩm, xavan và cây bụi.

Câu 16: Dài nhất Châu Á là sông 

  • A. Mê Công ở Đông Nam Á.
  • B. Ô-bi ở Liên bang Nga.
  • C. Hằng ở Ấn Độ.
  • D. Trường Giang ở Trung Quốc.

Câu 17: Khu vực nào của châu Á có mạng lưới sông dày, các sông lớn chảy theo hướng từ Nam lên Bắc?

  • A. Bắc Á.
  • B. Đông Á và Đông Nam Á.
  • C. Nam Á.
  • D. Tây Nam Á và Trung Á.

Câu 18: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm sông ngòi châu Á ?

  • A. Các sông phân bố không đều.
  • B. Có ít hệ thống sông lớn.
  • C. Có chế độ nước khá phức tạp.
  • D. Mạng lưới sông ngòi khá phát triển.

Câu 19: Các sông lớn của Bắc Á chủ yếu đổ vào đâu?

  • A. Thái Bình Dương.
  • B. Đại Tây Dương.
  • C. Ấn Độ Dương.
  • D. Bắc Băng Dương.

Câu 20: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm sông ngòi khu vực Tây Nam Á và Trung Á ?

  • A. Lượng nước giảm dần về hạ lưu.
  • B. Sông ngòi kém phát triển.
  • C. Nguồn nước cung cấp cho sông là tuyết và băng tan.
  • D. Sông nhiều nước, nước lên xuống theo mùa.

Câu 21: Cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa châu Á là gì?

  • A. Xa van và cây bụi, rừng nhiệt đới ẩm.
  • B. Rừng nhiệt đới ẩm, cảnh quan núi cao.
  • C. Thảo nguyên, rừng hỗn hợp và rừng lá rộng.
  • D. Xa van và cây bụi, rừng hỗn hợp và rừng lá rộng.

Câu 22: Sông dài nhất châu Á là sông nào?

  • A. Sông Mê-Công.
  • B. Sông Hằng.
  • C. Sông Trường Giang.
  • D. Sông Ô-bi.

Câu 23: Ở khu vực Bắc Á, vật nuôi chủ yếu là tuần lộc vì

  • A. tuần lộc thường sinh sống chủ yếu ở vùng ven biển.
  • B. Bắc Á có địa hình rất cao.
  • C. tuần lộc thích nghi với điều kiện khí hậu rất giá lạnh ở khu vực Bắc Á.
  • D. khu vực Bắc Á có nhiều sông lớn cung cấp nước.

Câu 24: Vì sao rừng ở châu Á hiện nay còn lại ít?

  • A. Con người khai thác bừa bãi.
  • B. Chiến tranh tàn phá.
  • C. Nhiều thiên tai.
  • D. Hoang mạc hoá phát triển.

Câu 25: Các sông lớn ở Bắc Á và Đông Á chủ yếu bắt nguồn từ  vùng núi

  • A. trung tâm.
  • B. Đông Nam Á.
  • C. Tây Nam Á.
  • D. Bắc Á.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

HỌC KỲ

PHẦN MỘT: THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (TIẾP THEO)

PHẦN HAI: ĐỊA LÍ VIỆT NAM

 

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.