Trắc nghiệm địa lí 8 bài 19: Địa hình với tác động của nội, ngoại lực (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 ài 19: Địa hình với tác động của nội, ngoại lực (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Lực sinh ra từ trong lòng Trái Đất gọi là gì?

  • A. Nội lực.
  • B. Lực quán tính.
  • C. Lực li tâm.
  • D. Lực hấp dẫn.

Câu 2: Nội lực không tạo ra hiện tượng gì?

  • A. Hiện tượng phong hoá.
  • B. Hiện tượng động đất.
  • C. Hiện tượng uốn nếp.
  • D. Hiện tượng đứt gãy.

Câu 3: Dãy núi nằm ở Bắc Âu là :

  • A. Xai-an.
  • B. An-pơ.
  • C. U-ran.
  • D. Xcan-đi-na-vi.

Câu 4: Đồng bằng nào sau đây không thuộc châu Á ?

  • A. Tây Xi-bia.
  • B. Hoa Bắc.
  • C. La Pla-ta.
  • D. Ấn - Hằng.

Câu 5: Nhận xét nào đúng về tác động của nội lực và ngoại lực 

  • A.Hai lưc này tác động riêng rẽ trên bề mặt địa hình Trái Đất.
  • B.Hiện nay chỉ có quá trình ngoại lực điễn ra trên bề mặt Trái Đất.
  • C.Quá trình nội lực diễn ra trước, quá trình ngoại lực diễn ra sau.
  • D.Nội lực và ngoại lực diễn ra đồng thời hoặc xen kẽ nhau.

Câu 6: Có bao nhiêu mảng kiến tạo lớn: 

  • A.6
  • B.7
  • C.8
  • D.9

Câu 7: Vành đai lửa lớn nhất trên thế giới có tên là: 

  • A.Vành đai lửa Thái Bình Dương
  • B.Vành đai lửa Ấn Độ Dương
  • C.Vành đai lửa Đại Tây Dương
  • D.Vành đai lửa Bắc Băng Dương

Câu 8: Dãy Co-đi-e à nơi tiếp xúc của 2 mảng kiến tạo nào? 

  • A.Mảng Âu-Á với mảng Thái Bình Dương.
  • B.Mảng Bắc Mĩ với mảng Thái Bình Dương.
  • C.Mảng Nam Mĩ với mảng Thái Bình Dương.
  • D.Mảng Âu –Á với mảng Bắc Mĩ.

Câu 9: Dãy Hi-ma-lay-a là nơi tiếp xúc của 2 mảng kiến tạo nào? 

  • A.Mảng Âu-Á với mảng Thái Bình Dương
  • B.Mảng Âu-Á với mảng Ấn Độ
  • C.Mảng Âu-Á với mảng Phi
  • D.Mảng Âu –Á với mảng Bắc Mĩ

Câu 10: Các dãy núi cao, núi lửa của thế giới xuất hiện ở vị trí nào của mảng kiến tạo? 

  • A.Ở giữa của các mảng kiến tạo
  • B.Ở phía bắc của mảng kiến tạo
  • C.Ở phía nam của mảng kiến tạo
  • D.Ở nơi tiếp xúc giữa các nảng kiến tạo

Câu 11: Đâu không phải tác động của nội lực lên bề mặt Trái Đất 

  • A.Làm dịch chuyển các mảng kiến tạo
  • B.Tạo ra các nấm đá
  • C.Tạo ra các trận động đất
  • D.Tạo ra các dãy núi cao và đồ sộ

Câu 12: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất 

  • A.Tạo ra động đất
  • B.Tạo ra núi lửa
  • C.Tạo thành các đồng bằng lớn
  • D.Làm dịch chuyển các mảng kiến tạo

Câu 13: Ngoại lực là gì? 

  • A.Là lực sinh ra bên trong lòng Trái Đất.
  • B.Là lực sinh ra bên ngoài Trái Đất.
  • C.Là lực phát sinh từ lớp vỏ Trái Đất
  • D.Là lực phát sinh từ phát sinh Mặt Trời

Câu 14: Trong Tân kiến tạo, vận động tạo núi An-pơ – Hi-ma-lay-a tác động mạnh nhất lên khu vực địa hình nào của nước ta?

  • A. Vùng núi Tây Bắc.
  • B. Vùng đồng bằng sông Hồng.
  • C. Vùng núi Đông Bắc.
  • D. Tây Nguyên.

Câu 15: Khu vực tập trung nhiều núi lửa hoạt động trên thế giới là

  • A. Vành đai lửa Ấn Độ Dương.
  • B. Vành đai lửa Thái Bình Dương.
  • C. Vành đai lửa Đại Tây Dương.
  • D. Vành đai lửa châu Á.

Câu 16: Dãy núi Hi-ma-lay-a thuộc châu Á là dãy núi cao nhất thế giới, là kết quả do sự va chạm của 2 mảng kiến tạo lớn là:

  • A. Phi - Ấn Độ.
  • B. Âu – Á - Ấn Độ
  • C. Âu – Á – Thái Bình Dương.
  • D. Thái Bình Dương – Bắc Mĩ

Câu 17: Nấm đá là kết quả tạo thành do?

  • A. Ma sát của gió
  • B. Ma sát của sóng biển
  • C. Ma sát của nước mưa.
  • D. Ma sát của băng hà

Câu 18: Nội lực và ngoại lực có mối quan hệ với nhau như thế nào?

  • A. Nội lực xảy ra trước, ngoại lực xảy ra sau, làm nâng cao bề mặt địa hình
  • B. Ngoại lực xảy ra trước, nội lực xảy ra sau, làm hạ thấp bề mặt địa hình
  • C. Xảy ra đồng thời, cùng làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề
  • D. Xảy ra đồng thời song tác động ngược nhau, làm bề mặt trở nên đa dạng

Câu 19: Nơi 2 mảng kiến tạo xô vào nhau thường để lại kết quả gì?

  • A. Hình thành các dãy núi lớn 
  • B. Hình thành các đồng bằng lớn
  • C. Hình thành các hẻm vực lớn
  • D. Hình thành các vực biển sâu

Câu 20: Trong số các mảng kiến tạo lớn trên Trái Đất, mảng đại dương duy nhất là

  • A. Thái Bình Dương.
  • B. Nam Mĩ
  • C. Bắc Mĩ.
  • D. Nam Cực

Câu 21: Đồng bằng châu thổ là kết quả của quá trình ngoại lực nào?

  • A. Ma sát của sóng biển với vùng ven bờ
  • B. Bồi đắp của sông ngòi ở vùng hạ lưu
  • C. Tích tụ cát do tác động của gió
  • D. Hoạt động canh tác của con người

Câu 22: Hiện tượng nào dưới đây do nội lực gây ra?

  • A. Các lớp đá bị xô lệch
  • B. Đá bị mài mòn do nước
  • C. Các đồng bằng do sông bồi đắp
  • D.  Cát do ma sát của gió

Câu 23: Ranh giới giữa các mảng kiến tạo là nơi thường xuyên xảy ra hiện tượng?

  • A. Bão, núi lửa
  • B. Núi lửa, động đất
  • C. Động đất, lũ quét
  • D. Bão, lũ quét

Câu 24: Trên thế giới có mấy mảng kiến tạo lớn?

  • A. 6
  • B. 7
  • C. 8
  • D. 9

Câu 25: Nội lực là:

  • A. Lực sinh ra từ trong lòng Trái Đất
  • B. Lực sinh ra trên bề mặt Trái Đất
  • C. Lực sinh ra từ ngoài không gian
  • D. Lực sinh ra tại Trái Đất

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

HỌC KỲ

PHẦN MỘT: THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (TIẾP THEO)

PHẦN HAI: ĐỊA LÍ VIỆT NAM

 

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.