Trắc nghiệm địa lí 8 bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Các đồng bằng lớn ở châu Á có đặc điểm chung là gì?

  • A. do phù sa biển hình thành .
  • B. do quá trình băng hà tạo thành.
  • C. do phù sa các con sông lớn tạo thành.
  • D. do vận động kiến tạo làm hạ thấp địa hình miền núi.

Câu 2: 8848m là độ cao của đỉnh núi nào sau đây?

  • A. Everest.
  • B. Fansipan.
  • C. Thái Sơn.
  • D. Phú Sĩ.

Câu 3: Đỉnh núi Everest (8848 m) cao nhất thế giới nằm trên dãy núi nào sau đây của châu Á?

  • A. Dãy Hi-ma-lay –a.
  • B. Dãy Côn Luân.
  • C. Dãy U-ran.
  • D. Dãy Đại Hùng An.

Câu 4: Sơn nguyên đồ sộ nhất thế giới nằm ở châu Á là sơn nguyên nào?

  • A. Sơn nguyên Đê-can.
  • B. Sơn nguyên Trung Xi-bia.
  • C. Sơn nguyên Tây Tạng.
  • D. Sơn nguyên Iran.

Câu 5: Khu vực Tây Nam Á tập trung chủ yếu loại khoáng sản nào sau đây?

  • A. Dầu mỏ, khí đốt.
  • B. Than, sắt.
  • C. Vàng, crôm.
  • D. Đồng, kẽm.

Câu 6: Vùng trung tâm châu Á có địa hình chủ yếu là 

  • A. núi và sơn nguyên cao.
  • B. vùng đồi núi thấp.
  • C. các đồng bằng châu thổ rộng lớn.
  • D. đồng bằng nhỏ hẹp.

Câu 7: Đâu không phải là hướng núi chủ yếu của châu Á?

  • A. Đông - Tây hoặc gần Đông - Tây.
  • B. Bắc - Nam hoặc gần Bắc - Nam.
  • C. Vòng cung và Tây Bắc - Đông Nam.
  • D. Đông - Tây và Bắc - Nam.

Câu 8: Kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo là đặc điểm thể hiện

  • A. châu Á là một châu lục rộng lớn.
  • B. châu Á là một bộ phận của lục địa Á - Âu.
  • C. châu Á là một châu lục có điều kiện tự nhiên phức tạp.
  • D. châu Á là một châu lục giáp nhiều biển và đại dương.

Câu 9: Đặc điểm nào thể hiện châu Á là một châu lục rộng lớn?

  • A. Tiếp giáp hai châu lục.
  • B. Tiếp giáp ba đại dương rộng lớn.
  • C. Lãnh thổ có dạng hình khối.
  • D. Kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích Đạo.

Câu 10: Đại dương nào sau đây không tiếp giáp châu Á?

  • A. Ấn Độ Dương.
  • B. Bắc Băng Dương.
  • C. Thái Bình Dương.
  • D. Đại Tây Dương.

Câu 11: Châu Á có diện tích đứng thứ mấy trong các châu lục trên thế giới?

  •  A. 1      
  • B. 2
  • C. 3     
  • D. 4

Câu 12: Trong khu vực châu Á, dầu mỏ và khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực

  • A. Bắc Á và Tây Á.
  • B. Đông Bắc Á và Tây Á.
  • C. Tây Nam Á và Đông Nam Á.
  • D. Nam Á và Đông Nam Á.

Câu 13: Vị trí của Châu Á nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến

  • A. chí tuyến Bắc.
  • B. gần vùng cực Nam.
  • C.gần vùng chí tuyến Nam.
  • D. vùng Xích đạo.

Câu 14: Dãy núi nào ở châu Á có đỉnh E-vơ-ret cao 8848 m?

  • A. Hi-ma-lay-a.
  • B. Thiên Sơn.
  • C. Hoàng Liên Sơn.
  • D. Côn Luân.

Câu 15: Rộng lớn nhất trong các đồng bằng lớn ở châu Á là đồng bằng 

  • A. Tây Xi-bia.
  • B. Lưỡng Hà.
  • C. Ấn- Hằng.
  • D. Hoa Bắc.

Câu 16: Châu Á tiếp giáp với ba đại dương là

  • A. Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương.
  • B. Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Địa Trung Hải.
  • C. Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.
  • D. Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.

Câu 17: Địa hình châu Á có nhiều

  • A. hệ thống núi và cao nguyên đồ sộ bậc nhất thế giới.
  • B. hệ thống núi, sơn nguyên và đồng bằng cao.
  • C. hệ thống núi và sơn nguyên cao trung bình.
  • D. hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.

Câu 18: Các đồng bằng rộng lớn bậc nhất của Châu Á là

  • A. Lưỡng Hà, Mitxixipi, Hoa Bắc, Tu-ran.
  • B. Hoa Bắc, Hoa Trung, Đông Âu, Tu-ran.
  • C. Ấn - Hằng, Amadôn, Tây Xibia, sông MêKông.
  • D. Lưỡng Hà, Ấn - Hằng, Tây Xibia, Hoa Trung.

Câu 19: Nơi rộng nhất của châu Á kéo dài theo chiều Đông –Tây bao nhiêu?

  • A. 2900 km.
  • B. 5800 km.
  • C. 8500 km.
  • D. 9200 km.

Câu 20: Các dãy núi và sơn nguyên cao của châu Á tập trung chủ yếu ở đâu?

  • A. Nam Á.
  • B. Đông Á.
  • C. Vùng trung tâm.
  • D. Tây Nam Á.

Câu 21: Dãy núi Himalaya ở châu Á được hình thành do mảng

  • A. Thái Bình Dương xô vào mảng Á - Âu.
  • B. Ấn Độ tách xa mảng Á - Âu.
  • C. Ấn Độ xô vào mảng Á - Âu.
  • D. Ấn Độ Dương xô vào mảng Á - Âu.

Câu 22: Nói địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích gây khó khăn cho dân cư Châu Á vì

  • A. gây khó khăn cho việc đi lại, giao lưu giữa các vùng.
  • B. thường có khí hậu lạnh giá, khắc nghiệt.
  • C. hường xảy ra các thiên tai như động đất, núi lửa.
  • D. gây khó khăn cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp.

Câu 23: Lãnh thổ Châu Á có chiều dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam so với chiều dài từ bờ Đông sang bờ Tây (nơi rộng nhất) là:

  • A. chiều dài Bắc - Nam gấp đôi chiều rộng Đông - Tây.
  • B. chiều dài Bắc - Nam nhỏ hơn chiều rộng Đông - Tây.
  • C. chiều dài Bắc - Nam nhỏ bằng nửa chiều rộng Đông - Tây.
  • D. chiều dài Bắc - Nam lớn hơn chiều rộng Đông - Tây.

Câu 24: Các dãy núi chính của Châu Á có hướng Đông - Tây hoặc gần Đông - Tây là

  • A. Himalaya, Côn Luân, Trường Sơn, Xta-nô-vôi.
  • B. Uran, Antai, Thiên Sơn, La-bla-nô-vôi.
  • C. Hin-đu Cuc, Antai, Đại Hưng An, Nam Sơn.
  • D. Thiên Sơn, Côn Luân, Himalaya, Hin-đu Cuc.

Câu 25:Lãnh thổ châu Á kéo dài khoảng bao nhiêu vĩ độ 

  • A. khoảng 76 vĩ độ.
  • B. khoảng 72 vĩ độ.
  • C. khoảng 79 vĩ độ.
  • D. khoảng 70 vĩ độ.

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

HỌC KỲ

PHẦN MỘT: THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (TIẾP THEO)

PHẦN HAI: ĐỊA LÍ VIỆT NAM

 

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.