Câu 1: Nước nào sau đây không có chung biên giới trên đất liền với Việt Nam?
- A. Trung Quốc.
- B. Lào.
- C. Cam-pu-chia.
-
D. Thái Lan.
Câu 2: Công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của nước ta được triển khai từ năm nào?
- A. 1985
-
B. 1986
- C. 1987
- D. 1988
Câu 3: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm nào?
- A. 1993
- B. 1994
-
C. 1995
- D. 1996
Câu 4: Lãnh thổ Việt Nam gồm bộ phận:
- A. Phần đất liền
- B. Các đảo và vùng biển
- C. Vùng trời
-
D. Cả 3 ý A,B,C.
Câu 5: Việt Nam gắn với châu lục và đại dương nào:
- A. Châu Á và Ấn Độ Dương.
-
B. Châu Á và Thái Bình Dương.
- C. Châu Đại Dương và Ấn Độ Dương.
- D. Châu Đại Dương và Thái Bình Dương.
Câu 6: Để làm giàu thêm vốn hiểu biết về địa lí ngoài việc đọc kĩ, hiểu và làm tốt bài tập trong sách giáo khoa, các em cần phải:
- A. Sinh hoạt tập thể ngoài trời.
- B. Khảo sát thực tế.
- C. Tham quan, du lịch.
-
D. Tất cả đều đúng.
Câu 7: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm nào
- A. 1967
- B. 1984
-
C. 1995
- D. 1997
Câu 8: Diện tích tự nhiên, bao gồm cả phần đất liền và hải đảo của nước ta rộng bao nhiêu?
- A. 330.221 km2
- B. 303.221 km2
-
C. 331.212 km2
- D. 332.121 km2
Câu 9: Xây dựng lại đất nước, nhân dân ta có xuất phát điểm:
-
A. rất thấp
- B. thấp
- C. cao
- D. rất cao
Câu 10: Công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế của nước ta bắt đầu từ năm nào?
- A. 1945
- B. 1975
-
C. 1986
- D. 1995
Câu 11: Những thành tựu nào không đúng trong sản xuất nông nghiệp mà Việt Nam đạt được sau công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tê
- A. Sản xuất nông nghiệp lên tục phát triển.
- B. Sản xuất lương thực tăng cao, đảm bảo vững chắc vấn đề an ninh lương thực.
-
C. Sản xuất lương thực tăng cao, hiện nay sản lượng lương thực nước ta đứng thứ 2 trên thế giới.
- D. Một số nông sản xuất khẩu chủ lực: gạo, cà phê, cao su, chè, điều và hải sản.
Câu 12: Những thành tựu trong sản xuất công nghiệp mà Việt Nam đạt được sau công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tê
- A. Sản xuất công nghiệp từng bước khôi phục và phát triển mạnh mẽ.
- B. Tỉ trọng của sản xuất công nghiệp ngày càng tăng trong cơ cấu GDP.
- C. Các ngành công nghiệp theo chốt: dầu khí, than, thép, xi, măng, giấy, đường.
-
D. Tất cả ý trên.
Câu 13: Cơ cấu kinh tế của Việt Nam thay đổi như thế nào sau công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tê:
-
A. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỉ trong khu vực công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP.
- B. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP.
- C. Tăng tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp giảm tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP
- D. Giảm tỉ trọng khu vực nông nghiệp và công nghiệp tăng tỉ trọng dịch vụ trong cơ cấu GDP
Câu 14: Mục tiêu chiến lược 20 năm 2001-2020 của nước ta:
-
A. Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
- B. Đến năm 2020 nước ta phải đảm bảo an ninh lương thực cho nhân dân.
- C. Đến năm 2020 nước ta phải phát triển các ngành công nghiệp hiện đại: nguyên tử, hàng không vũ trụ, …
- D. Đến năm 2020, đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu.
Câu 15: Để học tốt môn Địa lí Việt Nam, các em cần làm gì:
- A. Học thuộc tất cả các kiến thức trong SGK.
- B. Làm tất cả các bài tập trong SGK và sách bài tập.
- C. Học thuộc tất cả các kiến thức và làm tất cả các bài tập trong SGK và sách bài tập
-
D. Ngoài học và làm tốt các bài tập trong sách cần sưu tầm các tài liệu, khảo sát thực tế, du lịch,…
Câu 16: Trong cơ cấu GDP của nước ta (bảng 22.1) năm 1990 và năm 2000, ngành có tỉ trọng tăng dần là:
- A. Nông nghiệp, công nghiệp.
-
B. Công nghiệp, dịch vụ.
- C. Nông nghiệp, dịch vụ
- D. Tất cả đều sai.
Câu 17: Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh thành nào:
- A. Thừa Thiên Huế
-
B. Đà Nẵng
- C. Quảng Nam
- D. Quảng Ngãi
Câu 18: Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh thành nào:
- A. Phú Yên
- B. Bình Định
-
C. Khánh Hòa
- D. Ninh Thuận
Câu 19 : Vịnh nào của nước ta đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thê giới:
-
A. Vịnh Hạ Long
- B. Vịnh Dung Quất
- C. Vịnh Cam Ranh
- D. Vịnh Thái Lan
Câu 20: Từ bắc vào nam, phần đất liền nước ta kéo dài bao nhiêu vĩ độ?
- A. 14
-
B. 15
- C. 16
- D. 17
Câu 21: Phần đất liền từ tây sang đông rộng bao nhiêu kinh độ?
-
A. 7
- B. 8
- C. 9
- D. 10
Câu 22: Quần đảo xa nhất về phía đông nước ta:
- A. Hoàng Sa.
-
B. Trường Sa.
- C. Côn Đảo.
- D. Phú Quý
Câu 23: Phần đất liền của nước theo chiều Bắc Nam kéo dài bao nhiêu km?
- A. 1600
-
B. 1650
- C. 1680
- D. 1750
Câu 24: Nơi hẹp nhất gần 50km của phần đất liền thuộc tỉnh nào?
-
A. Quảng Bình.
- B. Thừa Thiên Huế.
- C. Đà Nẵng.
- D. Quảng Ngãi.
Câu 25: Phần biển Việt Nam nằm trong biển Đông có diện tích là bao nhiêu km2?
-
A. 1 triệu km2
- B. 1.2 triệu km2.
- C. 1.4 triệu km2.
- D. 1.6 triệu km2.
Câu 26: Trên biển Đông gió hướng nào chiếm ưu thế từ tháng 10 đến tháng 4?
- A. Gió đông nam.
-
B. Gió đông bắc.
- C. Gió tây nam.
- D. Gió hướng nam
Câu 27: Chế độ nhiệt vào mùa đông ở biển:
-
A. Thường ấm hơn đất liền
- B. Lạnh hơn đất liền,
- C. Không thay đổi.
- D. Tất cả đều sai.
Câu 28: Chế độ mưa ở biển so với đất liền:
- A. Lượng mưa trên biển thường nhiều hơn đất liền.
-
B. Lượng mưa trên biển thường ít hơn đất liền.
- C. Lượng mưa trên biển tương đương với đất liền.
- D. Tất cả đều sai.
Câu 29: Độ muối trung bình của biển đông khoảng:
-
A. 30-33‰.
- B. 30-35‰.
- C. 33-35‰.
- D. 33-38‰.
Câu 30: Thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta
- A. lũ lụt
- B. hạn hán
-
C. bão nhiệt đới
- D. núi lửa
Câu 31: Khoáng sản ở vùng biển Việt Nam
- A. than đá
- B. sắt
- C. thiếc
-
D. dầu khí
Câu 32: Tài nguyên và môi trường vùng biển Việt Nam hiện nay:
-
A. Một số vùng biển ven bờ đã bị ô nhiễm.
- B. Các hoạt động khai thác dầu khí không ảnh hưởng đến môi trường vùng biển.
- C. Môi trường vùng biển Việt Nam rất trong lành.
- D. Các hoạt động du lịch biển không gây ô môi trường vùng biển.
Câu 33: Các vùng thường có động đất mạnh như Điện Biên, Lai Châu là nơi:
- A. Có những đứt gãy địa chất sâu.
- B. Chứng tỏ Tân kiến tạo còn đang hoạt động,
- C. Vỏ Trái Đất yếu.
-
D. Tất cả đều đúng.
Câu 34: Sự kiện nổi bật trong giai đoạn Tân kiến tạo là:
- A. Sự xuất hiện các cao nguyên, badan núi lửa.
- B. Giới sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện,
-
C. Sự xuất hiện của loài người trên Trái Đất.
- D. Hình thành các mỏ khoáng sản
Câu 35: Giai đoạn đầu tiên hình thành lãnh thổ nước ta là:
-
A. Tiền Cambri
- B. Cổ sinh
- C. Trung sinh
- D. Tân kiến tạo
Câu 36: Đặc điểm sinh vật trong giai đoạn Tiền Cambri:
-
A. Các loài sinh vật còn rất ít và đơn giản.
- B. Thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần.
- C. Giới sinh vật phát triển mạnh mẽ.
- D. Giới sinh vật phát triển phong phú và hoàn thiện.
Câu 37: Giai đoạn Cổ kiến tạo kéo dài bao nhiêu năm:
- A. 542 triệu năm
-
B. 500 triệu năm
- C. 65 triệu năm
- D. 25 triệu năm.
Câu 38: Đặc điểm không phải trong giai đoạn Tiền Cambri:
-
A. Phần đất liền nước ta là những mảng nền cổ còn nằm trải rác trên mặt biển nguyên thủy.
- B. Thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần. Giới sinh vật phát triển mạnh mẽ.
- C. Trong giai đoạn nay có nhiều vận động kiến tạo lớn.
- D. Giai đoạn này đã hình thành các mỏ than.
Câu 39: Vận động tạo núi nào sau đây không trong giai đoạn Cổ kiến tạo
- A. Ca-nê-đô-ni
-
B. Hi-ma-lay-a
- C. In-đô-xi-ni
- D. Hec-xi-ni
Câu 40: Vận động tạo núi nào sau đây trong giai đoạn Tân kiến tạo
- A. Ca-nê-đô-ni
- B. Hec-xi-ni
- C. In-đô-xi-ni
-
D. Hi-ma-lay-a.