Câu 1: Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố:
- A.Rộng khắp trên cả nước.
- B.Vùng đồi núi
- C.Vùng đồng bằng
-
D.Vùng đất bãi triều cửa sông, ven biển, ven các đảo
Câu 2: Sinh vật Việt Nam đa dạng thể hiện
-
A.Sự đa dạng về thành phần loài, về gen di truyền, về kiểu hệ sinh thái, và về công dụng của các sản phẩm sinh học.
- B.Có nhiều sinh vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam.
- C.Có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quôc gia.
- D.Có nhiều loài động thực vật quý hiếm.
Câu 3: Vì sao thảm thực vật rừng ở Việt Nam rất đa dạng về kiểu hệ sinh thái?
- A. sự phong phú đa dạng của các nhóm đất.
- B. vị trí nằm ở nơi giao lưu của các luồng di cư sinh vật.
- C. địa hình đồi núi chiểm ưu thế và phân hóa phức tạp.
-
D. khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, phân hóa phức tạp với nhiều kiểu khí hậu.
Câu 4: Ở nước ta, môi trường sống thuận lợi nên có nhiều luồng sinh vật di cư tới từ:
-
A. Liên Bang Nga, Tây Âu
- B. Trung Quốc, Mi-an-ma
- C. Hi-ma-lay-a
- D. Ma-lai-xia, Ấn Độ
Câu 5: Nhiều hệ sinh thái tự nhiên ở nước ta bị suy giảm về số lượng và chất lượng, nguyên nhân chủ yếu là do:
- A. thiên tai
-
B. tác động của con người
- C. chiến tranh
- D. đốt rừng
Câu 6: Rừng ôn đới núi cao phát triển ở vùng nào?
-
A. Hoàng Liên Sơn.
- B. Ba Vì
- C. Tây Nguyên.
- D. Tam Đảo.
Câu 7: Sự đa dạng và phong phú của sinh vật Việt Nam không thể hiện ở:
- A. Kiểu hệ sinh thái
- B. Thành phần loài
-
C. Phân bố rộng khắp trên cả nước
- D. Gen di truyền
Câu 8: Hệ sinh thái rừng ngập mặn đặc trưng bởi các loại sinh vật
- A.Lúa, hoa màu, cây ăn quả, …
- B.Chè, táo, mận,lê,…
-
C.Sú, vẹt, đước, …
- D.Rừng tre, nứa, hồi, lim, …
Câu 9: Rừng thưa rụng lá phát triển ở vùng nào của nước ta?
- A. Hoàng Liên Sơn.
-
B. Tây Nguyên.
- C. Việt Bắc.
- D. Đông Bắc.
Câu 10: Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa nước ta phát triển ở:
-
A. vùng đồi núi
- B. vùng khô hạn
- C. vùng đồng bằng
- D. vùng nóng ẩm
Câu 11: Vùng đất bãi triều cửa sông, ven biển thuận lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái
- A. rừng thưa rụng lá
- B. rừng tre nứa
-
C. rừng ngập mặn
- D. rừng kín thường xanh.
Câu 12: Rừng trồng cây lấy gỗ, cây công nghiệp thuộc hệ sinh thái:
-
A. Hệ sinh thái nông nghiệp
- B. Hệ sinh thái tự nhiên
- C. Hệ sinh thái nguyên sinh
- D. Hệ sinh thái công nghiệp
Câu 13: Ngày càng mở rộng và lấn át các hệ sinh thái tự nhiên là
- A. Hệ sinh rừng thái ngập mặn
-
B. Hệ sinh thái nông nghiệp
- C. Hệ sinh thái rừng tre nứa
- D. Hệ sinh thái rừng nguyên sinh.
Câu 14: Rừng thưa rụng lá phát triển ở vùng nào của nước ta?
- A. Đông Nam Bộ.
-
B. Tây Nguyên.
- C. Hoàng Liên Sơn.
- D. Việt Bắc.
Câu 15: Hệ sinh thái nông nghiệp phát triển chủ yếu ở vùng nào?
- A. Cao nguyên.
-
B. Đồng bằng.
- C. Trung du miền núi.
- D. Ven biển.
Câu 16: Rừng ôn đới núi cao phát triển ở vùng nào của nước ta?
- A. Ba Vì.
- B. Tây Nguyên.
-
C. Hoàng Liên Sơn.
- D. Tam Đảo.
Câu 17: Vườn quốc gia đầu tiên của nước ta là
- A. Tam Đảo.
- B. Bạch Mã.
-
C. Cúc Phương.
- D. Cát Bà.
Câu 18: Khá phổ biển ở Tây Nguyên là rừng
- A. kín thường xanh.
- B. tre nứa.
- C. ngập mặn.
-
D. khộp.
Câu 19: Thảm thực vật chủ yếu của khu núi cao Hoàng Liên Sơn là rừng
- A. nhiệt đới.
- B. cận nhiệt.
-
C. ôn đới.
- D. hỗn giao.
Câu 20: Đâu không phải loại cây thuộc nhóm cây thực phẩm?
- A. Mộc nhĩ.
-
B. Quế.
- C. Măng.
- D. Nấm hương.
Câu 21: Đâu không phải là loại cây dược liệu?
- A. Tam thất.
- B. Ngải cứu.
- C. Ngũ gia bì.
-
D. Nấm hương.
Câu 22: Điều nào không đúng với sự phân bố hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa ở nước ta?
-
A. Rừng núi cao Pu Sam Sao.
- B. Rừng tre nứa ở Việt Bắc.
- C. Rừng Cúc Phương, Ba Bể.
- D. Rừng thưa rụng lá (rừng khộp) Tây Nguyên.
Câu 23: Hệ sinh thái tự nhiên không có ở Việt Nam là rừng
-
A. tai ga.
- B. cận nhiệt đới núi cao.
- C. nhiệt đới gió mùa.
- D. ngập mặn.
Câu 24: Nước ta có khoảng bao nhiêu loài thực vật?
- A. 14.000.
- B. 15.500.
- C. 15.000.
-
D. 14.600.
Câu 25: Thiên nhiên nước ta có 4 tính chất nổi bật, trong đó chủ yếu là tính chất
-
A. nhiệt đới gió mùa ẩm.
- B. đa dạng, phức tạp.
- C. đồi núi.
- D. bán đảo