Câu 1: Đất phù sa cổ phân bố chủ yếu:
- A.Ven sông Tiền và sông Hậu
- B.Vùng ven biển
-
C.Đông Nam Bộ
- D.Vùng trũng Tây Nam Bộ.
Câu 2: Đất phù sa thích hợp canh tác:
- A.Các cây công nghiệp lâu năm
- B.Trồng rừng
-
C.Lúa, hoa màu, cây ăn quả,…
- D.Khó khăn cho canh tác.
Câu 3: Đất phù badan phân bố chủ yếu:
- A.Đồng bằng sông Hồng
- B.Đồng bằng sông Cửu Long
- C.Đông Nam Bộ
-
D.Tây Nguyên
Câu 4: Sự đa dạng của đất là không phải do các nhân tố:
-
A. Khoáng sản
- B. Sinh vật, tác động của con người
- C. Đá mẹ
- D. Địa hình, khí hậu, nguồn nước
Câu 5: Yếu tố quyết định đến thành phần khoáng vật, cơ giới của đất là:
- A. Địa hình
- B. Thời gian
-
C. Đá mẹ
- D. Tác động của con người
Câu 6: Khó khăn chủ yếu trong việc sử dụng đất nông nghiệp ở miền đồi núi nước ta là
- A. đất dễ bị ngập úng.
- B. đất chua, nhiễm phèn.
-
C. đất dễ bị xói mòn, rửa trôi.
- D. đất dễ bị xâm nhập mặn.
Câu 7: Có màu đỏ thẫm hoặc vàng, độ phì cao thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp là đặc điểm của loại đất nào?
- A. Đất phù sa.
- B. Đất mặn, đất phèn.
- C. Đất mùn núi cao.
-
D. Đất feralit.
Câu 8: Đặc điểm nổi bật nhất của tài nguyên đất nước ta là
- A. đất phì nhiêu, màu mỡ, tơi xốp.
- B. đất có tầng phong hóa dày, dễ bị rửa trôi.
-
C. đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
- D. ít chịu tác động của con người.
Câu 9: Thích hợp để canh tác cây lúa, hoa màu và cây công nghiệp hằng năm là nhóm đất
-
A. phù sa.
- B. feralit.
- C. xám.
- D. badan.
Câu 10: Hình thành trên vùng đất mùn núi cao là
- A. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
- B. Các vùng chuyên canh cây lương thực.
- C. Các ruộng hoa màu, rau củ.
-
D. Các cánh rừng đầu nguồn.
Câu 11: Các loại cây (chè, cà phê) phù hợp với loại đất nào?
- A. Phù sa
-
B. Feralit
- C. Mùn núi cao
- D. Đất xám
Câu 12: Ở nước ta, nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển chiếm ...................... % diện tích đất tự nhiên.
- A. 14
- B. 34
- C. 44
-
D. 24
Câu 13: Ở nước ta, nhóm đất mùn núi cao chiếm khoảng ...............% diện tích đất tự nhiên.
- A. 20
- B. 25
-
C. 11
- D. 15
Câu 14: Ở nước ta, nhóm đất feralit chiếm tới ................% diện tích đất tự nhiên.
- A. 45
- B. 75
- C. 55
-
D. 65
Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng với nhóm đất phù sa ở nước ta ?
-
A. Chua, giàu mùn, tơi xốp và giữ nước kém.
- B. Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
- C. Độ phì phụ thuộc vào đặc tính phù sa của các sông và chế độ canh tác.
- D. Có nhiều loại và phân bố ở nhiều nơi.
Câu 16: Nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích đất tự nhiên của nước ta ?
- A. 28.
- B. 22.
- C. 26.
-
D. 24.
Câu 17: Nhóm đất mùn núi cao có đặc điểm là
- A. chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
- B. đất đai màu mỡ, phì nhiêu.
-
C. hình thành dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao.
- D. thường được trồng rừng và cây công nghiệp lâu năm.
Câu 18: Đất feralit hình thành trên đá nào có màu đỏ thẫm hoặc đỏ vàng với độ phì rất cao, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp ?
-
A. Đá bazan và đá vôi.
- B. Đá macma axit và đá cát.
- C. Đá bazơ và đá biến chất.
- D. Đá biến chất và đá sét.
Câu 19: Đặc điểm nào sau đây không đúng với nhóm đất feralit ?
- A. Có màu đỏ vàng do chứa nhiều hợp chất sắt, nhôm.
-
B. Thích hợp trồng cây lương thực.
- C. Chua nghèo mùn, nhiều sét.
- D. Hình thành trực tiếp tại các miền đồi núi thấp.
Câu 20: Nhóm đất mùn núi cao chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích đất tự nhiên của nước ta ?
- A. 24.
- B. 48.
- C. 36.
-
D. 11.
Câu 21: Đặc tính chung của đất feralit đồi núi thấp là
- A. nhiều sét, tơi xốp, ít chua.
- B. ít chua, nghèo mùn, nhiều sét.
- C. tơi xốp, ít chua, giàu mùn.
-
D. chua, nghèo mùn, nhiều sét.
Câu 22: Nhóm đất feralit hình thành trực tiếp tại các miền
- A. đồng bằng.
- B. núi cao.
- C. ven biển.
-
D. đồi núi thấp.
Câu 23: Chiếm tỉ lệ lớn nhất ở nước ta là nhóm đất
- A. phù sa.
- B. mùn núi cao.
-
C. feralit đồi núi thấp.
- D. cát ven sông.
Câu 24: Nhóm đất feralit chiếm bao nhiêu phần trăm (%) diện tích đất tự nhiên nước ta?
-
A. 65.
- B. 70.
- C. 41.
- D. 24.
Câu 25: Ở nước ta, đất feralit phát triển trên đá vôi phân bố chủ yếu ở miền
- A. Nam.
- B. Trung.
- C. Tây.
-
D. Bắc