Câu 1: Nước nào sau đây không có chung biên giới trên đất liền với Việt Nam?
- A. Trung Quốc.
- B. Lào.
- C. Cam-pu-chia.
-
D. Thái Lan.
Câu 2: Công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội của nước ta được triển khai từ năm nào?
- A. 1985
-
B. 1986
- C. 1987
- D. 1988
Câu 3: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm nào?
- A. 1993
- B. 1994
-
C. 1995
- D. 1996
Câu 4: Lãnh thổ Việt Nam gồm bộ phận:
- A. Phần đất liền
- B. Các đảo và vùng biển
- C. Vùng trời
-
D. Cả 3 ý A,B,C.
Câu 5: Việt Nam gắn với châu lục và đại dương nào:
- A. Châu Á và Ấn Độ Dương.
-
B. Châu Á và Thái Bình Dương.
- C. Châu Đại Dương và Ấn Độ Dương.
- D. Châu Đại Dương và Thái Bình Dương.
Câu 6: Để làm giàu thêm vốn hiểu biết về địa lí ngoài việc đọc kĩ, hiểu và làm tốt bài tập trong sách giáo khoa, các em cần phải:
- A. Sinh hoạt tập thể ngoài trời.
- B. Khảo sát thực tế.
- C. Tham quan, du lịch.
-
D. Tất cả đều đúng.
Câu 7: Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm nào
- A. 1967
- B. 1984
-
C. 1995
- D. 1997
Câu 8: Diện tích tự nhiên, bao gồm cả phần đất liền và hải đảo của nước ta rộng bao nhiêu?
- A. 330.221 km2
- B. 303.221 km2
-
C. 331.212 km2
- D. 332.121 km2
Câu 9: Điểm cực Bắc phần đất liền của nước ta (23023’B) thuộc tỉnh thành nào:
- A. Điện Biên
-
B. Hà Giang
- C. Khánh Hòa
- D. Cà Mau
Câu 10: Điểm cực Nam phần đất liền của nước ta (8034’B) thuộc tỉnh thành nào:
- A. Kiên Giang
- B. Bến Tre
- C. Điện Biên
-
D. Cà Mau
Câu 11: Điểm cực Đông phần đất liền của nước ta (109024’Đ) thuộc tỉnh thành nào:
- A. Điện Biên
- B. Hà Giang
-
C. Khánh Hòa
- D. Cà Mau
Câu 12: Phần biển Đông thuộc Việt Nam có diện tích khoảng
- A. 300 nghìn km2
- B. 500 nghìn km2
-
C. 1 triệu km2
- D. 2 triệu km2
Câu 13: Đặc điểm của vị trí của Việt Nam về mặt tự nhiên:
- A. Nằm trên tuyến đường hàng hải, hàng không quan trọng của thế giới.
- B. Nằm trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đây là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất trên thế giới.
- C. Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- D. Nằm trên các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á
Câu 14: Đặc điểm nào của vị trí của Việt Nam về mặt tự nhiên làm cho khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới:
- A. Nằm trong vùng nội chí tuyến.
- B. Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo.
-
C. Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- D. Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
Câu 15: Nơi hẹp nhất theo chiều tây-đông của nước ta thuộc tỉnh thành nào
- A. Quảng Nam
- B. Quảng Ngãi
-
C. Quảng Bình
- D. Quảng Trị
Câu 16: Các nước Đông Nam Á có phần biển chung với Việt Nam là :
- A. Trung Quôc, Phi-lip-pin, Lào, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.
- B. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan, Mi-an-ma, Cam-pu-chia, Trung Quốc.
-
C. Campuchia, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Xi-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Phi-lip-pi. Trung Quốc
- D. Mi-an-ma, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.
Câu 17: Đặc điểm nào không đúng khi nói về biển Đông
- A. Kín.
- B. Đứng thứ 3 trong các biển thuộc Thái Bình Dương.
- C. Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á.
-
D. Là vùng biển nằm trong đới khí hậu ôn đới
Câu 18: Vùng biển của Việt Nam là một phần của biển
- A. Biển Hoa Đông
-
B. Biển Đông
- C. Biển Xu-Lu
- D. Biển Gia-va
Câu 19: Vùng biển của Việt Nam nằm trong khí hậu:
- A. ôn đới gió mùa
- B. cận nhiệt gió mùa
-
C. nhiệt đới gió mùa
- D. xích đạo
Câu 20: Vùng biển của Việt Nam thông qua hai đại dương lớn nào
- A. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương
-
B. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
- C. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương
- D. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương
Câu 21: Vùng biển của Việt Nam không giáp với vùng biển của nước:
- A. Trung Quốc
- B. Phi-lip-pin
-
C. Đông Ti mo
- D. Ma-lai-xi-a
Câu 22: Chế độ gió trên biển Đông
- A. Quanh năm chung 1 chế độ gió.
-
B. Mùa đông gió có hướng đông bắc; mùa hạ có hướng tây nam khu vực vịnh Bắc Bộ có hướng nam.
- C. Mùa đông gió có hướng tây nam; mùa hạ có hướng đông bắc khu vực vịnh Bắc Bộ có hướng nam.
- D. Mùa đông gió có hướng tây nam; mùa hạ có hướng nam.
Câu 23: Chế độ nhiệt trên biển Đông
-
A. Mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt nhỏ.
- B. Mùa hạ nóng, mùa đông lạnh hơn đất liền, biên độ nhiệt nhỏ.
- C. Mùa hạ nóng, mùa đông lạnh hơn đất liền, biên độ nhiệt lớn.
- D. Mùa hạ mát, mùa đông ấm hơn đất liền, biên độ nhiệt lớn.
Câu 24: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam chia làm bao nhiêu giai đoạn:
- A. 2
-
B. 3
- C. 4
- D. 5
Câu 25: Ba giai đoạn lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam là :
- A. Giai đoạn Tiền Cambri, giai đoạn hậu Cambri, giai đoạn cổ kiến tạo
-
B. Giai đoạn Tiền Cambri, giai đoạn cổ kiến tạo, giai đoạn Tân kiến tạo
- C. Giai đoạn Nguyên sinh, giai đoạn cổ sinh, giai đoạn Tân sinh.
- D. Giai đoạn cổ sinh, giai đoạn Trung sinh, giai đoạn Tân sinh.
Câu 26: Các mảng nền cổ giai đoạn Tiền Cambri ở lãnh thổ nước ta là :
- A. Vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, Bạch Mã, khối nhô Kon Tum.
- B. Vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, cánh cung Bắc Trường Sơn, khôi nhô Kon Tum.
-
C. Vòm sông Chảy, Hoàng Liên Sơn, cánh cung núi sông Mã, khôi nhô Kon Tum.
- D. Vòm sông Chảy, Bạch Mã, cánh cung Bắc Trường Sơn
Câu 27: Dựa vào hình 25.1, cho biết vào giai đoạn Tiền Cambri các loài sinh vật như thế nào?
-
A. Còn rất ít và đơn giản.
- B. Phát triển mạnh,
- C. Phát triển phong phú và hoàn thiện.
- D. Có sự phát triển của động vật có xương sống
Câu 28: Giai đoạn Tiền Cambri nước ta có những mảng nền nào?
- A. Việt Bắc, Hoàng Liên Sơn.
- B. Sông Mã, Pu Hoạt,
- C. Kon Tum.
-
D. Tất cả đều đúng.
Câu 29: Ở nước ta, vận động Tân kiến tạo (Hi-ma-lay-a) diễn ra cách đây khoảng:
- A. 15 triệu năm
- B. 20 triệu năm
-
C. 25 triệu năm
- D. 30 triệu năm
Câu 30: Giai đoạn nào giới sinh vật phát triển mạnh mẽ và cũng là thời kì cực thịnh của bò sát khủng long và cây hạt trần?
- A. Giai đoạn Tiền Cambri
-
B. Giai đoạn Cổ kiến tạo
- C. Giai đoạn Tân kiến tạo
- D. Giai đoạn Trung sinh
Câu 31: Giai đoạn nào có nhiều cuộc vận động tạo núi lớn làm thay đổi hẳn hình thể nước ta so với trước?
-
A. Giai đoạn Cổ kiến tạo.
- B. Giai đoạn Tân kiến tạo.
- C. Giai đoạn chuyển tiếp giữa cổ kiến tạo và Tân kiến tạo.
- D. Giai đoạn Tiền Cambri
Câu 32: Đến nay, số lượng khoáng sản mà ngành địa chất đã thăm dò, phát hiện được ở Việt Nam là
- A. 80 loại
-
B. 60 loại
- C. 50 loại
- D. 40 loại
Câu 33: Nhận xét nào sau đây đúng và đầy đủ về tài nguyên khoáng sản của nước ta:
- A. Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản.
-
B. Việt Nam là một quốc gia nghèo tài nguyên khoáng sản, nhưng có có một số mỏ khoáng sản với trữ lượng lớn.
- C. Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản nhưng chủ yếu là các khoáng sản có trữ lượng vừa và nhỏ.
- D. Tài nguyên khoáng sản nước ta phân bố rộng khắp trên cả nước.
Câu 34: Lịch sử hình thành lãnh thổ nước ta lâu dài và phức tạp với các chu kì tạo núi, các hoạt động mác-ma, bóc mòn, bồi tụ đã để lại cho chúng ta hiện nay:
- A. Nhiều mỏ khoáng sản ngoại sinh.
- B. Nhiều mỏ khoáng sản nội sinh,
- C. Tất cả đều đúng.
Câu 35: Khoáng sản được hình thành trong những điều kiện địa chất và cổ địa lí rất lâu dài và tồn tại dưới dạng:
- A. Rắn
- B. Lỏng
- C. Khí
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 36: Nguồn tài nguyên khoáng sản nước ta có nhiều loại, phần lớn có trữ lượng:
- A. Nhỏ
-
B. Vừa và nhỏ
- C. Lớn
- D. Rất lớn
Câu 37: Các mỏ khoáng sản có trữ lượng lớn là:
- A. Than, dầu mỏ, khí đốt.
- B. Bôxit, apatit.
- C. Đá vôi, mỏ sắt.
-
D. Tất cả đều đúng.
Câu 38: Ý nào không đúng về vai trò của việc khai thác họp lí và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản?
- A. Khoáng sản là loại tài nguyên không thể phục hồi được.
- B. Một số khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt,
- C. Khai thác sử dụng còn lãng phí.
-
D. Khoáng sản nước ta còn trữ lượng rất lớn
Câu 39: Giai đoạn Tân kiến tạo, đồng bằng nào ờ nước ta tập trung nhiều than bùn?
- A. Đồng bằng sông Hồng.
-
B. Đồng bằng sông Cửu Long,
- C. Đồng bằng duyên hải miền Trung.
- D. Đồng bằng Bắc Trung Bộ
Câu 40: Hướng nghiêng của địa hình Việt Nam:
- A. Tây-Đông
- B. Bắc - Nam
-
C. Tây Bắc-Đông Nam
- D. Đông Bắc – Tây Nam