Trắc nghiệm địa lí 8 bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam (P2)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 8 bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Biểu hiện chứng tỏ địa hình núi Việt Nam đa dạng:

  • A. Có các cao nguyên badan xếp tầng và cao nguyên đá vôi.
  • B. Có núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, sơn nguyên...
  • C. Bên cạnh các dãy núi cao, đồ sộ, có nhiều núi thấp.
  • D. Bên cạnh núi, còn có đồi.

Câu 2: Do địa hình bị chia cắt, nên khu vực đồi núi nước ta:

  • A. trở ngại về giao thông.
  • B. có nhiều lũ quét, xói mòn đất.
  • C. thường xảy ra trượt lở đất.
  • D. có nguy cơ phát sinh động đất.

Câu 3: Đâu không phải là đồi núi sót nhô cao trên mặt các đồng bằng là:

  • A. Bà Đen, Bảy núi.
  • B. Tam Đảo, Ba Vì.
  • C. Đồ Sơn, Con Voi.
  • D. Tam Điệp, Sầm Sơn.

Câu 4: Đâu không phải là đặc điểm của địa hình đồi núi của nước ta:

  • A. Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ.
  • B. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích lãnh thổ.
  • C. Địa hình thấp dưới 500m chiếm 70% diện tích lãnh thổ.
  • D. Địa hình dưới 2000m chiếm khoảng 35% diện tích lãnh thổ.

Câu 5: Vùng có khả năng xảy ra động đất cao của Việt Nam là đâu?

  •  A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
  •  B. Đồng bằng sông Hồng.
  •  C. Điện Biên - Lai Châu.
  •  D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 6: Đồi núi chiếm bao nhiêu phần diện tích nước ta?

  • A. 2/3.
  • B. 3/4.
  • C. 1/3.
  • D. 1/4.

Câu 7: Địa hình núi cao trên 2000m ở nước ta chiếm tỉ lệ là

  • A. 5%.
  • B. 1%.
  • C. 85%.
  • D. 10% .

Câu 8: Đỉnh núi cao nhất nước ta là

  • A. Phanxipăng.
  • B. Yên Tử.
  • C. Con Voi.
  • D. Ngọc Linh.

Câu 9: Dãy núi Hoàng Liên Sơn của nước ta có hướng gì?

  • A. Tây Bắc – Đông Nam.
  • B. Đông Bắc – Tây Nam.
  • C. Vòng cung.
  • D. Bắc - Nam.

Câu 10: Các dãy núi Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều cùng chạy theo hướng

  • A. vòng cung.
  • B. Tây Bắc – Đông Nam.
  • C. Đông Bắc - Tây Nam.
  • D. Bắc - Nam.

Câu 11: Nét nổi bật của địa hình Việt Nam là

  • A. đồi núi cao chiếm 10% diện tích.
  • B. đồi núi chiếm 3/4 diện tích.
  • C. cảnh quan rừng xích đạo gió mùa.
  • D. đồng bằng chiếm 3/4 diện tích.

Câu 12: Vận động tạo núi Himalaya có ảnh hưởng tới địa hình Việt Nam như thế nào?

  • A. Tạo nhiều cao nguyên đá vôi ở Bắc Trung Bộ.
  • B. Làm cho địa hình nâng cao, sông ngòi trẻ lại.
  • C. Làm cho địa hình thấp xuống.
  • D. Bào mòn địa hình đồi núi và tạo nên các đồng bằng.

Câu 13: Đâu không phải là khó khăn của địa hình miền núi đối với phát triển kinh tế xã hội nước ta?

  • A. Địa hình núi đá vôi thường thiếu nước vào mùa khô.
  • B. Địa hình bị cắt xẻ mạnh.
  • C. Nhiều dạng địa hình là cơ sở để phát triển nhiều ngành sản xuất.
  • D. Khí hậu phân hoá theo độ cao.

Câu 14: Dãy núi nào ở nước ta chạy theo hướng tây bắc - đông nam ?

  • A. Đông Triều.
  • B. Hoàng Liên Sơn.
  • C. Bắc Sơn.
  • D. Ngân Sơn.

Câu 15: Trên phần đất liền, đồi núi chiếm bao nhiêu diện tích lãnh thổ ?

  • A. 3/4.
  • B. 3/5.
  • C. 4/5.
  • D. 2/3.

Câu 16: Dãy núi cao nhất nước ta là 

  • A. Hoành Sơn.
  • B. Hoàng Liên Sơn.
  • C. Bạch Mã.
  • D. Trường Sơn Nam

Câu 17: Ý nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Cửu Long ?

  • A. Đã xây dựng hệ thống đê lớn chống lũ vững chắc.
  • B. Cao trung bình 2m - 3m so với mực nước biển.
  • C. Là đồng bằng châu thổ sông.
  • D. Nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước

Câu 18: Đường bờ biển nước ta chạy dài từ

  • A. Hải Phòng đến Bạc Liêu.
  • B. Hạ Long đến Rạch Giá.
  • C. Móng Cái đến Hà Tiên.
  • D. Quảng Ninh đến Cà Mau.

Câu 19: Địa hình đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long giống nhau ở điểm đều

  • A. có nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước.
  • B. đã xây dựng hệ thống đê lớn chống lũ vững chắc.
  • C. cao trung bình từ 2m - 3m so với mực nước biển.
  • D. là vùng sụt võng được phù sa sông bồi đắp.

Câu 20: Trong các đồng bằng duyên hải miền Trung, đồng bằng có diện tích lớn nhất là

  • A. Tuy Hoà.
  • B. Nghệ An.
  • C. Quảng Nam.
  • D. Thanh Hoá.

Câu 21: Trên phần đất liền của nước ta, đồi núi chiếm tới .............. diện tích lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp

  • A. 1/4
  • B. 3/4
  • C. 2/3
  • D. 1/4

Câu 22: Trên phần đất liền của nước ta, núi cao trên 2000m chỉ chiếm .................  %, cao nhất là Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phan-xi-păng cao 3143m.

  • A. 3
  • B. 5
  • C. 1
  • D. 7

Câu 23: Địa hình đồng bằng chỉ chiếm ............. lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực, điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền Trung nước ta.

  • A. 2/5
  • B. 3/4
  • C. 1/4

Câu 24: Lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc từ sau giai đoạn ...................

  • A. Tiền Cambri
  • B.  Cổ kiến tạo
  • C. Tân kiến tạo

Câu 25: Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a diễn ra trong giai đoạn .............

  • A. Tân kiến tạo
  • B. Cổ kiến tạo
  • C. Tiền Cambri

Xem thêm các bài Trắc nghiệm địa lí 8, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm địa lí 8 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

HỌC KỲ

PHẦN MỘT: THIÊN NHIÊN, CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC (TIẾP THEO)

PHẦN HAI: ĐỊA LÍ VIỆT NAM

 

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.