Câu 1: Cuối mùa đông nước ta thường có:
- A. Mưa dông
- B. Mưa ngâu
- C. Mưa tuyết
-
D. Mưa phùn
Câu 2: Gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta làm cho thời tiết khí hậu của miền Bắc
- A. lạnh buốt, mưa rất nhiều.
- B. không lạnh lắm và có mưa.
-
C. rất lạnh, nhiệt độ trung bình tháng nhiều nơi dưới 15oC.
- D. đầu mùa lạnh ẩm, cuối mùa khô hanh.
Câu 3: Thời tiết đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm là
- A. nóng, ẩm.
- B. nóng, khô.
-
C. lạnh, khô.
- D. lạnh, ẩm.
Câu 4: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm gió mùa đông bắc ở nước ta ?
- A. Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa.
- B. Duyên hải Trung Bộ có mưa rất lớn vào các tháng cuối năm.
-
C. Trời nhiều mây, có mưa rào và mưa dông.
- D. Gió mùa đông bắc hoạt động mạnh, xen kẽ những đợt gió đông nam.
Câu 5: Trong mùa hạ, nhiệt độ trung bình trên toàn quốc đạt trên
-
A. 25oC.
- B. 24oC.
- C. 22oC.
- D. 23oC.
Câu 6: Cuối mùa đông ở nước ta thường có mưa
- A. dông.
-
B. phùn.
- C. tuyết.
- D. ngâu.
Câu 7: Thời tiết phổ biến trong mùa gió tây nam là trời nhiều mây và có
- A. mưa ngâu, mưa rào.
- B. bão, mưa ngâu.
- C. bão, mưa phùn.
-
D. mưa rào, mưa dông.
Câu 8: Ở Bắc Bộ, mưa ngâu kéo dài từng đợt vài ngày vào giữa tháng
-
A. 8.
- B. 6.
- C. 7.
- D. 9.
Câu 9: Mùa bão dọc bờ biển nước ta từ Quảng Ninh đến Nghệ An bắt đầu từ tháng
- A. 7.
- B. 9.
-
C. 6.
- D. 8.
Câu 10: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm mùa gió tây nam ở nước ta ?
- A. Chiếm 80% lượng mưa cả năm.
-
B. Vùng duyên hải Trung Bộ có mưa rất lớn.
- C. Nhiệt độ trên toàn quốc đạt trên 25oC.
- D. Hướng gió tây nam thịnh hành.
Câu 11: Mưa phùn ở Đồng bằng Bắc Bộ thường diễn ra vào nửa
- A. đầu mùa xuân.
-
B. sau mùa đông.
- C. sau mùa hạ.
- D. đầu mùa đông
Câu 12: Thời tiết không có ở mùa gió đông bắc là
- A. mưa rất lớn.
- B. mưa phùn.
- C. mưa tuyết.
-
D. mưa ngâu.
Câu 13: Lượng mưa trong mùa gió tây nam chiếm trên bao nhiêu phần trăm lượng mưa cả năm của nước ta ?
-
A. 80.
- B. 60.
- C. 70.
- D. 90.
Câu 14: Vùng nào ở nước ta có thời tiết nóng khô, ổn định suốt mùa đông ?
- A. Tây Nguyên và Trung Bộ.
-
B. Nam Bộ và Tây Nguyên.
- C. Trung Bộ và Bắc Bộ.
- D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Câu 15: Những dạng thời tiết đặc biệt trong mùa gió tây nam là
-
A. gió tây, mưa ngâu, bão.
- B. gió tây, mưa rào, bão.
- C. gió tây, mưa phùn, bão.
- D. gió tây, mưa dông bão.
Câu 16: Gió phơn tây nam mang lại thời tiết
- A. nóng ẩm.
- B. lạnh ẩm.
-
C. khô, nóng.
- D. lạnh khô.
Câu 17: Các cơn bão đổ bộ vào nước ta phát sinh từ biển Đông và
-
A. Thái Bình Dương.
- B. Ấn Độ Dương.
- C. biển Hoa Đông.
- D. Đại Tây Dương.
Câu 18: Mùa bão dọc bờ biển nước ta từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi bắt đầu từ tháng
- A. 9.
-
B. 7.
- C. 6.
- D. 8.
Câu 19: Mùa bão ở Việt Nam
- A. diễn ra đồng đều giữa các miền.
-
B. chậm dần từ Bắc vào Nam.
- C. bắt đầu từ tháng 4.
- D. chậm dần từ Nam ra Bắc.
Câu 20: Ý nào sau đây đúng với đặc điểm mùa gió tây nam ở nước ta ?
-
A. Chiếm 80% lượng mưa cả năm.
- B. Vùng duyên hải Trung Bộ có mưa rất lớn.
- C. Hướng gió đông nam thịnh hành.
- D. Nhiệt độ nhiều nơi xuống dưới 15oC.
Câu 21: Miền khí hậu Đông Trường Sơn nước ta có mùa mưa lệch hẳn về thu - đông do
-
A. ảnh hưởng của địa hình và các dải hội tụ nhiệt đới.
- B. ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
- C. địa hình bề ngang hẹp.
- D. miền nằm sát biển Đông.
Câu 22: Nguyên nhân chủ yếu làm cho khí hậu Việt Nam có hai mùa khí hậu là
- A. Việt Nam có hai mùa mưa.
-
B. một năm có hai mùa gió có hướng và tính chất trái ngược nhau.
- C. địa hình đa dạng với nhiều hướng núi khác nhau.
- D. mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, hay có bão.
Câu 23: Trung bình mỗi năm nước ta chịu ảnh hưởng của
- A. 5 - 6 cơn bão.
- B. 3 - 4 cơn bão.
- C. 2 - 3 cơn bão.
-
D. 4 - 5 cơn bão.
Câu 24: Mùa bão dọc bờ biển nước ta từ Vũng Tàu đến Cà Mau
- A. bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 11.
- B. bắt đầu từ tháng 7 và kết thúc vào tháng 11.
- C. bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11.
-
D. bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 11.
Câu 25: Trong mùa gió tây nam, nhiệt độ cao đều trên toàn quốc và đạt trên ................ oC ở các vùng thấp
- A. 18
- B. 20
- C. 30
-
D. 25