A. Kiến thức trọng tâm
1. Đặc điểm chung của đất Việt Nam
a. Đất ở nước ta rất đa dạng thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam.
b. Các nhóm đất chính
- Đất Feraliy ở đồi núi thấp:
- Phân bố: vùng đồi núi thấp
- Diện tích: chiếm 65%
- Đặc tính: Chua, nghèo mùn, nhiều sét, màu đỏ vàng.
- Thích hợp trồng cây công nghiệp và cây ăn quả.
- Đất mùn núi cao:
- Phân bố ở vùng núi cao
- Chiếm 11% diện tích đất cả nước
- Đặc tính của đất là giàu mùn
- Thích hợp trồng rừng và cây công nghiệp.
- Đất bồi tụ phù sa:
- Phân bố ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền Trung.
- Chiếm 24% diện tích đất.
- Đất có đặc tính phì nhiêu, tơi xốp, ít chua, giàu mùn.
- Thích hợp trồng cây lương thực và cây ăn quả.
2. Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam
- Đất là nguồn tài nguyên quý giá, nhà nước đã ban hành luật đất đai để bảo vệ, sử dụng đất có hiệu quả.
- Phải sử dụng đất hợp lí:
- Miền đồi núi: chống xói mòn, rửa trôi, bạc màu.
- Miền đồng bằng ven biển: cải tạo các loại đất mặn, phèn ( thau chua, rửa mặn…) để tăng diện tích đất canh tác.
B. Bài tập & Lời giải
Câu 1: Em hãy đọc lên các loại đất ghi ở hình 36.1
Xem lời giải
Câu 2: Muốn hạn chế hiện tượng đất bị xói mòn và đá ong hóa chúng ta cần phải làm gì?
Xem lời giải
Câu 3: Quan sát hình 36.2, em hãy cho biết đất ba dan và đất đá vôi phân bố chủ yếu ở những vùng nào.
Xem lời giải
Câu 4: So sánh ba nhóm đất chính của nước ta rồi đặc tính, sự phân bố và giá trị sử dụng.
Xem lời giải
Câu 5: Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính của nước ta và rút ra nhận xét.
a) Đất feralit đồi núi thấp: 65% diện tích đất tự nhiên.
b) Đất mùn núi cao: 11% diện tích đất tự nhiên.
c) Đất phù sa : chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.