Câu 1: Ai là người đã thực sự khác biệt?
- A. Nhân vật “tôi”
- B. Bạn nữ nhào lộn trong phòng
-
C. Bạn J
- D. Bạn K
Câu 2: Nhân vật “tôi” trong văn bản Hai loại khác biệt đã quyết định tỏ ra khác biệt bằng cách nào?
- A. Để kiểu tóc kì quặc
- B. Làm trò quái đản với trang sức
- C. Làm trò quái đản với phần trang điểm
-
D. Mặc một bộ trang phục kì dị
Câu 3: Số đông các bạn trong lớp đã tạo ra sự khác biệt bằng cách nào?
- A. Phát biểu trong lớp dõng dạc, chân thành
- B. Sử dụng quần áo để biểu lộ cá tính
- C. Để kiểu tóc kì quặc, làm trò quái đản với trang sức hoặc phấn trang điểm
-
D. Cả B và C đều đúng
Câu 4: Bài tập mà giáo viên giao cho học sinh thực hiện nhằm mục đích gì?
- A. Tạo cơ hội để học sinh bộc lộ một phiên bản nổi loạn của bản thân trước nay không được thể hiện trước những người xung quanh
-
B. Tạo cơ hội để học sinh bộc lộ một phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh
- C. Tạo cơ hội để học sinh bộc lộ một phiên bản mà bản thân muốn theo đuổi và trở thành
- D. Tạo cơ hội để học sinh bộc lộ một phiên bản mà bản thân không yêu thích để hiểu phiên bản đó hơn
Câu 5: Ai là tác giả của văn bản Hai loại khác biệt?
-
A. Giong-mi Mun
- B. Lạc Thanh
- C. Anh Thư
- D. Hà My
Câu 6: Tác giả của văn bản Hai loại khác biệt là người nước nào?
- A. Trung Quốc
- B. Nhật Bản
-
C. Hàn Quốc
- D. Việt Nam
Câu 7: Theo nhân vật “tôi”, sự khác biệt được chia làm mấy loại?
-
A. 2 loại
- B. 3 loại
- C. 4 loại
- D. 5 loại
Câu 8: Vì sao các bạn học sinh trong lớp ngạc nhiên về J?
- A. Vì J không hề tỏ ra khác biệt
-
B. Vì bất cứ khi nào J được giáo viên gọi, cậu đều đứng lên trả lời câu hỏi với giọng hoàn toàn chân thành
- C. Vì J đã chọn loại khác biệt vô nghĩa
- D. Cả B và C đều đúng
Câu 9: J đã khác biệt như thế nào?
- A. J khác biệt bằng cách không tạo ra sự khác biệt
- B. J tỏ ra quái dị
-
C. J hành xử rất mực nghiêm trang, bất cứ khi nào được giáo viên gọi, cậu đều đứng lên trả lời câu hỏi với giọng hoàn toàn chân thành
- D. J nói nhiều hơn bình thường
Câu 10: Sự khác biệt của J là sự khác biệt...
- A. Vô nghĩa
-
B. Có ý nghĩa
Câu 11: Sự khác biệt của số đông các bạn trong lớp là sự khác biệt...
-
A. Vô nghĩa
- B. Có ý nghĩa
Câu 12: Tác giả của văn bản Hai loại khác biệt đã triển khai văn bản theo cách nào?
-
A. Đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận
- B. Nêu điều cần bàn luận trước, sau đó đưa ra bằng chứng từ thực tế để chứng minh
Câu 13: Vì sao tác giả cho rằng sự khác biệt của số đông các bạn trong lớp là “vô nghĩa”?
- A. Vì số đông các bạn trong lớp chẳng có gì khác biệt
- B. Vì sự khác biệt của số đông các bạn không tạo ra được một điều gì có nghĩa
- C. Vì sự khác biệt của J có ý nghĩa hơn
-
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 14: Mục đích của việc kể lại câu chuyện ở văn bản là gì?
- A. Làm cho vấn đề cần bàn luận trở nên gần gũi, sáng rõ hơn
- B. Giúp văn bản không mang tính chất bình giá nặng nề, câu chuyện làm cho vấn đề bàn luận trở nên gần gũi, nhẹ nhàng
- C. Để dẫn dắt người đọc đến vấn đề nghị luận
-
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 15: Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có những năng lực và phẩm chất nào sau đây?
-
A. Tự tin, dũng cảm, có bản lĩnh
- B. Tự tin, dũng cảm, liều lĩnh
- C. Chọn những cách dễ dàng, không tốn chút tâm sức
- D. Chọn những cách khó khăn, tốn rất nhiều tâm sức
Câu 16: Theo văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống, đỉnh cao của sự sống trên Trái Đất là gì?
- A. Khủng long
- B. Đa dạng sinh học
-
C. Thực vật
- D. Con người
Câu 17: “Vị thần hộ mệnh” của sự sống trên Trái Đất là gì?
- A. Lửa
-
B. Nước
- C. Khí
- D. Đất
Câu 18: Theo văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống, một vòng quay của Trái Đất quanh Mặt Trời hết bao nhiêu thời gian?
-
A. Một năm
- B. Một năm rưỡi
- C. Hai năm
- D. Hai năm rưỡi
Câu 19: Theo văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống, nếu không có nước, Trái Đất sẽ như thế nào?
-
A. Trái Đất chỉ là hành tinh khô chết, trơ trụi
- B. Trái Đất sẽ chỉ có đất
- C. Trái Đất sẽ biến thành sao Hỏa
- D. Thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời sẽ nhanh hơn
Câu 20: Tình trạng Trái Đất hiện đang như thế nào?
- A. Đang từng ngày từng giờ bị tổn thương bởi nhiều hành động vô ý thức hay bất chấp tất cả của con người
- B. Trái Đất đang rất tốt
- C. Trái Đất đang nóng dần lên
-
D. Cả A và C đều đúng
Câu 21: Nước bao phủ bao nhiêu bề mặt Trái Đất?
- A. 1/2 bề mặt Trái Đất
- B. 2/3 bề mặt Trái Đất
-
C. 3/4 bề mặt Trái Đất
- D. Toàn bộ bề mặt Trái Đất
Câu 22: Văn bản Trái Đất – cái nối của sự sống thuộc thể loại nào?
- A. Văn bản nghị luận
- B. Truyện cổ tích
-
C. Văn bản thông tin
- D. Thơ văn xuôi
Câu 23: Theo văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống, tất cả mọi dạng sự sống đều tồn tại, phát triển theo điều gì?
- A. Lời nói của Chúa
- B. Ánh nắng Mặt Trời
- C. Thủy triều
-
D. Quy luật sinh học lạ lùng, bí ẩn
Câu 24: Ai là tác giả của văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống?
- A. Lạc Thanh
- B. Giong-mi Mun
-
C. Hồ Thanh Trang
- D. Ngọc Phú
Câu 25: Nỗi lo về tình trạng Trái Đất hiện nay đã được thể hiện ở phần nào của văn bản?
- A. Phần đầu
- B. Phần giữa
-
C. Phần cuối
Câu 26: Vì sao Trái Đất đang đứng trước những thách thức to lớn?
-
A. Vì con người đang khai thác thiên nhiên một cách bừa bãi
- B. Vì Trái Đất đang đứng trước kỷ nguyên mới
- C. Vì có người ngoài hành tinh đến Trái Đất
- D. Cả B và C đều đúng
Câu 27: Câu nào dưới đây nói về sự sống phong phú trên Trái Đất?
-
A. Trên những cánh rừng nguyên sinh trùng điệp hay giữa lòng đại dương bao la, có vô số loài thực vật, động vật khác nhau sinh sôi nảy nở.
- B. Bằng bàn tay lao động sáng tạo, con người đã cải tạo lại bộ mặt của Trái Đất, khiến cho nó “người” hơn, thân thiện hơn.
- C. Nhờ nước, sự sống trên Trái Đất phát triển dưới nhiều dạng phong phú, từ vi sinh vật mang cấu tạo đơn giản đến động vật bậc cao có hệ thần kinh vô cùng phức tạp.
- D. Cả A và C đều đúng
Câu 28: Vì sao có thể khẳng định con người là đỉnh cao kì diệu của sự sống trên Trái Đất?
- A. Vì con người nằm ngoài sự tồn tại, phát triển theo những quy luật sinh học lạ lùng, bí ẩn
-
B. Vì con người có bộ não và hệ thần kinh phát triển nhất, có ý thức, có tình cảm, có ngôn ngữ, biết tổ chức cuộc sống theo hướng tích cực
- C. Vì 50% – 70% cơ thể con người là nước
- D. Vì con người biết khai thác thiên nhiên
Câu 29: Văn bản Trái Đất – cái nôi của sự sống có thể chia thành mấy phần?
- A. 3 phần
- B. 4 phần
-
C. 5 phần
- D. 6 phần
Câu 30: Câu “Trái Đất có thể chịu đựng đến bao giờ?” có lạc đề không?
- A. Có
-
B. Không