Câu 1: Chỉ ra cách hiểu đầy đủ nhất về nghĩa của từ:
- A. Nghĩa của từ là sự vật mà từ biểu thị.
- B. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất mà từ biểu thị.
- C. Nghĩa của từ là sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị.
-
D. Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động…) mà từ biểu thị.
Câu 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng mô hình cấu trúc của cụm danh từ?
- A. Cụm DT là loại tổ hợp DT có mô hình cấu trúc phức tạp hơn DT.
- B. Cụm DT là tôr hợp DT có mô hình cấu trúc gồm hai phần: Phần trước, phần trung tâm.
- C. Cụm DT là loại tổ hợp DT có mô hình cấu trúc gồm hai phần: phần trung tâm, phần sau.
-
D. Cụm DT là loại tổ hợp DT có mô hình cấu trúc gồm ba phần: phần trước, phần trung tâm, phần sau.
Câu 3: Thế nào là danh từ?
- A. Là những từ chỉ hành động, trạng thái, sự vật.
- B. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của hành động, trạng thái.
-
C. Là những từ chỉ người, vật, khái niệm…
Câu 4: Tính từ là gì?
- A. Là những từ chỉ trạng thái, hành động của sự vật.
- B. Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm…
-
C. Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.
- D. Là những từ đi kèm với danh từ để chỉ về số lượng.
Câu 5: Ý nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?
- A. Sự vật được so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.
- B. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương tiện so sánh.
-
C. Sự vật được so sánh, phương tiện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.
- D. Sự vật được so sánh, phương tiện so sánh, sự vật so sánh.
Câu 6: Vế A trong phép so sánh là:
-
A. Sự vật được so sánh
- B. Sự vật dùng để so sánh
- C. Phương tiện so sánh
- D. Không có ý nào đúng cả
Câu 7: Có mấy kiểu nhân hóa thường gặp?
-
A. Một kiểu
- B. Hai kiểu
- C. Ba kiểu
- D. Bốn kiểu
Câu 8: Câu “Hai vợ chồng mừng lắm” có:
-
A. Một cụm danh từ, một cụm tính từ
- B. Một cụm tính từ, một cụm động từ
- C. Một cụm danh từ, một cụm động từ
Câu 19: Vị ngữ trong câu “Ngoài sân trường, học sinh đang trồng cây xanh” có cấu tạo là:
- A. Động từ
-
B. Cụm động từ
- C. Cụm danh từ
- D. Cụm tính từ
Câu 10: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?
- A. Cây dừa sải tay bơi.
- B. Cỏ già rung tai.
- C. Kiến hành quân đầy đường.
-
D. Bố em đi cày về.
Câu 11: Hai câu thơ:
Ngôi nhà như nhỏ lại
Lớn lên với trời xanh
Là loại so sánh nào?
- A. Người với người
- B. Vật với vật
-
C. Vật với người
- D. Cái cụ thể với cái trừu tượng
Câu 12: Câu thơ “Cây lá hả hê” dùng kiểu nhân hóa nào?
- A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.
-
B. Dùng từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
- C. Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người.
- D. Không dùng kiểu nào
Câu 13: Câu thơ nào dưới đây sử dụng phép nhân hóa?
-
A. Sông mở nước ôm tôi vào dạ.
- B. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè.
- C. Tôi giơ tay tôi ôm nước vào lòng.
- D. Quê hương tôi có con sông xanh biếc.
Câu 14: Từ “lủi thủi” được hiểu là:
- A. Chỉ có một mình.
-
B. Cô đơn, buồn tủi, đáng thương.
- C. Mồ côi không ai nương tựa.
- D. Chịu đựng vất vả một mình.
Câu 15: Nghĩa của từ “phàm trần” được giải thích theo cách nào? (Phàm trần: cõi trần tục, cõi đời trên thế gian)
- A. Đưa ra từ đồng nghĩa.
- B. Đưa ra từ trái nghĩa.
-
C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- D. Miêu tả hành động mà từ biểu thị.
Câu 16: “Cầu hôn” là xin được lấy làm vợ. Đó là sự giải thích bằng cách:
- A. dùng từ trái nghĩa.
-
B. trình bày khái niệm mà từ biểu hiện.
- C. dùng từ đồng nghĩa.
- D. dùng từ gần nghĩa.
Câu 17: “Phúc đức” là hiền lành, tốt bụng. Đây là sự giải thích bằng cách:
-
A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
- B. Miêu tả sự vật, hiện tượng mà từ biểu thị.
- C. Đưa ra từ đồng nghĩa với từ cần giải thích.
- D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích.
Câu 18: Trong câu “Thạch Sanh không núng, dùng nhiều võ thuật đánh con quái vật” có bao nhiêu từ đơn?
- A. Một từ
- B. Ba từ
- C. Năm từ
-
D. Sáu từ
Câu 19: Trong câu “Thạch Sanh không núng, dùng nhiều võ thuật đánh con quái vật” có mấy cụm động từ?
-
A. Một cụm
- B. Hai cụm
- C. Ba cụm
- D. Bốn cụm
Câu 20: Vị ngữ của câu nào sau đây không có cụm động từ?
- A. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi.
- B. Thằng bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà.
- C. Người cha còn đang chưa biết trả lời ra sao.
-
D. Ngày hôm ấy, nó buồn.