[KNTT] Trắc nghiệm văn 6 bài 5: Những nẻo đường xứ sở

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm văn 6 bài 5: Những nẻo đường xứ sở sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Văn bản Cô Tô được viết theo thể loại nào?

  • A. Kí
  • B. Tiểu thuyết
  • C. Truyện ngắn
  • D. Tản văn

Câu 2: Theo miêu tả của tác giả, cảnh mặt trời mọc được ví với…

  • A. một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự vạn thọ
  • B. lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn
  • C. cái đĩa bạc từ từ tiến ra
  • D. một vài con sào

Câu 3: Nguyễn Tuân sáng tác bài kí Cô Tô trong hoàn cảnh nào?

  • A. Cô Tô được in trong tập Kí, xuất bản lần đầu năm 1976.
  • B. Cô Tô được viết nhân một chuyến ra thăm đảo của nhà văn. Bài kí được in trong tập Kí, xuất bản lần đầu năm 1976.
  • C. Cô Tô được viết nhân một chuyến ra thăm đảo của nhà văn Nguyễn Tuân.
  • D. Bài kí được in trong tập Kí, xuất bản lần đầu năm 1977.

Câu 4: Dưới ngòi bút miêu tả của tác giả, cảnh Cô Tô hiện ra như thế nào?

  • A. Trong trẻo, sáng sủa.
  • B. Cây thêm xanh mượt. Nước biển lam biếc đậm đà.
  • C. Cát vàng giòn hơn. Cá nặng lưới.
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 5: Văn bản Cô Tô viết về quần đảo thuộc tỉnh nào?

  • A. Nghệ An
  • B. Bà Rịa – Vũng Tàu
  • C. Quảng Ninh
  • D. Khánh Hoà

Câu 6. Dòng nào sau đây nói đúng nhất về đặc điểm của thể kí?

  • A. Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật có liên quan đến lịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
  • B. Là thể thơ tự do, nhịp nhanh, với những câu ngắn.
  • C. Là những ghi chép trung thực của nhà văn về những điều mắt thấy, tai nghe.
  • D. Là loại truyện viết bằng văn xuôi chữ Hán thời kỳ trung đại.

Câu 7: Bài kí Cô Tô được viết trong hoàn cảnh nào?

  • A. Khi tác giả được xem bộ phim giới thiệu về vùng đảo Cô Tô trên truyền hình.
  • B. Khi tác giả đi thực tế ra đảo Cô Tô, được tận mắt chứng kiến cảnh thiên nhiên và hoạt động lao động của con người ở đây.
  • C. Khi tác giả nghe một người bạn kể về đảo Cô Tô sau chuyến đi thực tế của người đó.
  • D. Khi tác giả có một thời gian sống và làm việc tại đảo Cô Tô.

Câu 8: Trong văn bản, tác giả miêu tả quang cảnh đảo Cô Tô sau cơn dông bão như thế nào?

  • A. Hoàn toàn yên lắng, những con thuyền đã tìm nơi trú ẩn an toàn.
  • B. Bầu trời trong sáng, cây cối thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà, cát vàng dòn hơn nữa.
  • C. Bầu trời vẫn xám xịt, từng đám mây đen lần lượt kéo đến.
  • D. Từng đoàn thuyền nối đuôi nhau ra khơi, quang cảnh lại trở về như lúc chưa có dông bão.

Câu 9. Ngày thứ năm trên đảo của tác giả là một ngày như thế nào?

  • A. Một ngày mưa tầm tã.
  • B. Một ngày nắng ấm chan hòa.
  • C. Một ngày trong trẻo, sáng sủa.
  • D. Một ngày sôi động, thật nhiều ý nghĩa.

Câu 10. Nhà văn Nguyễn Tuân chuyên viết về thể loại nào?

  • A. Truyện ngắn
  • B. Tùy bút và kí
  • C. Kí sự
  • D. Tiểu thuyết

Câu 11: Dấu ngoặc kép có những tác dụng nào?

  • A. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tạp chí, tập san,… (xuất bản phẩm) được dẫn.
  • B. Đánh dấu lời dẫn gián tiếp
  • C. Đánh dấu các từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
  • D. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp

Câu 12:Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau:

Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có (…) với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

  • A. quan hệ tương cận
  • B. điêm gần gũi
  • C. nét tương đồng
  • D. sự giống nhau y hệt

Câu 13: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau :

Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có (…) với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

  • A. quan hệ tương đồng
  • B. quan hệ gần gũi
  • C. nét giống nhau
  • D. sự liên quan

Câu 14: Nhân hóa là gì?

  • A. Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật
  • B. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nhau
  • C. Gọi tên sự vật, hiện tượng này, bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương cận
  • D. Làm sự vật trở nên sống động hơn, khác lạ hơn.

 Câu 15: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau:

Ẩn dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có (…) với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

  • A. quan hệ tương cận
  • B. điểm gần gũi
  • C. nét tương đồng
  • D. sự giống nhau y hệ

Câu 16: Có bao nhiêu kiểu ẩn dụ thường gặp?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 17: Tính từ chỉ màu sắc nào không được sử dụng trong đoạn đầu bài kí Cô Tô?

  • A. Xanh mượt
  • B. Vàng giòn
  • C. Lam biếc
  • D. Hồng tươi

Câu 18: Các từ dưới đây, từ nào là từ ghép?

  • A. Chân trời
  • B. Thăm thẳm
  • C. Tròn trình
  • D. Đầy đặn

Câu 19: Các từ dưới đây, từ nào là từ láy?

  • A. Thiên nhiên
  • B. Hồng hào
  • C. Chân trời
  • D. Mặt giời

Câu 20: Câu “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết” có mấy vị ngữ?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 21: Câu sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

“Hình như gió bão chờ chúng tôi lọt hết vào trận địa cánh cung bãi cát, rồi mới tăng thêm hỏa lực của gió.”

  • A. So sánh
  • B. Nhân hóa
  • C. Sử dụng từ láy

Câu 22: Câu sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

“Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng”

  • A. So sánh
  • B. Nhân hóa
  • C. Sử dụng từ láy

Câu 23: Câu sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

“Cái giếng nước ngọt ở ria một hòn đảo giữa biển, cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền”

  • A. So sánh
  • B. Nhân hóa
  • C. Sử dụng từ láy

Câu 24: Câu sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

“Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.”

  • A. So sánh
  • B. Nhân hóa
  • C. Sử dụng từ láy

Câu 25: Em hãy đọc các câu văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

- Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng.

- Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén.

Những từ ngữ in đậm trong các câu trên nhằm diễn tả điều gì?

  • A. Cảnh buổi trưa trên biển Cô Tô.
  • B. Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô
  • C. Cảnh vật buổi sáng trên đảo Cô Tô.
  • D. Cảnh mặt trời lặn trên đảo Cô Tô.

Câu 26: Em hãy đọc các câu văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

- Quả trứng hồng hào thăm thẳm, và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng.

- Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén.

Trong những câu trên tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào?

  • A. Nhân hóa
  • B. Hoán dụ
  • C. Ẩn dụ
  • D. So sánh

Câu 27: Em hãy sắp xếp lại các câu văn dưới đây để có đoạn văn hoàn chỉnh về cảnh đẹp thiên nhiên.

1. Chớp mắt, em đã thấy một quả bóng khổng lồ màu đỏ đang từ từ nhô lên trên nền trời.

2. Chị gió thoảng qua nhẹ như hơi thở.

3. Sáng hôm nay em thức dậy thật sớm để ngắm cảnh mặt trời mọc.

4. Vạn vật như bừng tỉnh sau giấc ngủ dài một cách hân hoan.

5. Từ sân nhà hướng về phía Đông, em thấy bầu trời đang dần chuyển sang màu hồng nhạt.

6. Ông mặt trời giấu mình sau những đám mây

  • A. 1,2,3,4,5,6
  • B. 2,3,4,5,6,1
  • C. 3,5,6,2,1,4
  • D. 3,1,2,5,4,6

Câu 28: Câu thơ dưới sử dụng phép ẩn dụ gì:

Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

(Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa)

  • A. Ẩn dụ hình thức
  • B. Ẩn dụ cách thức
  • C. Ẩn dụ phẩm chất
  • D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Câu 29:Cho biết công dụng của dấu ngoặc kép trong câu văn sau:

Giờ họ đã rời ra ngoài sống thành bản nhưng vẫn còn giữ lễ hội “ăn én”

  • A. Dùng để đánh dấu lời giải thích của người viết.
  • B. Dùng để đánh dấu tên lễ hội, nhấn mạnh sự đặc biệt.
  • C. Dùng để đánh dấu từ ngữ mới, lạ.
  • D. Dùng để đánh dấu tên lễ hội.

Câu 30: Điền từ vào (…) để hoàn thiện câu văn dưới đây.

“Bạn sẽ thấy những (…) còn hiện hữu trên dải hóa thạch sò, ốc, san hô,… nơi vách đá”

  • A. bãi biển nương dâu
  • B. thương hải tang điền
  • C. dấu tích ngàn năm

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ