Câu 1: Theo truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, cuộc chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh kéo dài trong thời gian bao lâu?
- A. Hai bên giao chiến suốt mười năm.
-
B. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời.
- C. Hai bên đánh nhau suốt một năm ròng.
- D. Năm nào hai bên cũng đánh nhau.
Câu 2: Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, vua Hùng đã kén chồng cho Mị Nương bằng cách…
- A. Tổ chức thi tài võ nghệ, ai thắng sẽ là người được cưới Mị Nương.
- B. Ai dâng lên nhiều của ngon vật lạ hơn thì được cưới Mị Nương.
- C. Ai chứng tỏ được lòng trung thực, sự chăm chỉ lao động thì được cưới Mị Nương.
-
D. Quy định thời gian đem lễ vật đến, ai đến trước được cưới Mị Nương.
Câu 3: Các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh bao gồm…
- A. Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- B. Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị Nương.
-
C. Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị Nương, Vua Hùng.
- D. Sơn Tinh, Thũy Tinh, Vua Hùng.
Câu 4: Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, nhân vật Sơn Tinh có tài gì?
-
A. Dời non lấp bể
- B. Diệt trừ yêu ma quỷ quái
- C. Gọi gió, hô mưa
- D. Biến hóa khôn lường
Câu 5: Khi không cưới được Mị Nương, Thủy Tinh có thái độ như thế nào ?
- A. Buồn rầu và chán nản.
- B. Chấp nhận thất bại và rút lui.
-
C. Vô cùng tức giận, đem quân đuổi theo đánh Sơn Tinh để cướp lại Mị Nương.
- D. Vô cùng tức giận và buộc vua Hùng phải hủy bỏ hôn ước giữa Sơn Tinh và Mị Nương.
Câu 6: Chi tiết nào sau đây không miêu tả về công chúa Mị Nương?
-
A. Có nhiều phép thuật tinh thông, từng giúp nhân dân diệt trừ yêu ma.
- B. Là con gái của Hùng Vương thứ mười tám, được vua cha hết mực yêu thương
- C. Là người đẹp như hoa.
- D. Là người có tính nết rất hiền dịu.
Câu 7: Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, vua Hùng đã chọn cách nào để kén chồng cho Mị Nương?
- A. Tổ chức thi tài võ nghệ, ai đánh thắng đối thủ thì sẽ cưới Mị Nương.
- B. Quy định ngày giờ đem lễ vật kì lạ đến, ai đến trước sẽ được cưới Mị Nương.
-
C. Ai dâng lên những thứ ngon vật lạ làm vua Hùng hài lòng thì cưới được Mị Nương.
- D. Ai bắt được quả cầu vàng do Mị Nương tung xuống thì sẽ cưới nàng làm vợ.
Câu 8: Vua Hùng đã thách cưới Mị Nương bằng những lễ vật gì?
- A. Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng.
- B. Chín ngà voi, chín cựa gà, chín ngựa hồng mao.
- D. Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
- C. Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
-
D. Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.
Câu 9: Điều nào dưới đây trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nói về nhân vật Sơn Tinh?
- A. Ở núi Tản Viên, có sức khỏe phi thường
- B. Có nhiều phép lạ
- C. Là Thần Núi
-
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 10: Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, nhân vật Thủy Tinh có tài gì?
- A. Dời non lấp bể
- B. Diệt trừ yêu ma quỷ quái
-
C. Gọi gió gió đến, hô mưa mưa về
- D. Biến hóa khôn lường
Câu 11: Câu nào dưới đây không nói về công chúa Mị Nương?
-
A. Có nhiều phép thuật tinh thông, từng giúp nhân dân diệt trừ yêu ma.
- B. Là con gái của Hùng Vương thứ mười tám, được vua cha hết mực yêu thương và muốn kén chồng xứng đáng cho nàng.
- C. Là người đẹp như hoa.
- D. Là người có tính nết rất hiền dịu.
Câu 12: Thời gian diễn ra truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh vào thời đại nào của lịch sử dân tộc?
-
A. Thời đại Văn Lang – Âu Lạc
- B. Thời đại Lí
- C. Thời nhà Trần
- D. Thời nhà Nguyễn
Câu 13: Chi tiết nào sau đây trong truyện Sơn Tỉnh, Thủy Tinh không mang yếu tố tưởng tượng kì ảo?
-
A. Hằng năm ở nước ta thường xuyên có những trận lũ lớn.
- B. Sơn Tinh có tài dời non lấp biển.
- C. Thủy Tinh có tài hô mưa gọi gió, làm nên lũ lụt.
- D. Sơn Tinh và Thủy Tinh đánh nhau ròng rã mấy tháng trời.
Câu 14: Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, nguyên nhân trực tiếp nào dẫn đến cuộc đánh nhau giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh?
-
A. Thủy Tinh không lấy được Mị Nương làm vợ.
- B. Sơn Tinh và Thủy Tinh đã có mối oán thù từ trước.
- C. Việc Hùng Vương kén rể.
- D. Vua Hùng không công bằng trong việc đặt ra sính lễ.
Câu 15: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có thể được chia thành mấy phần?
- A. Không thể chia đoạn
- B. Hai đoạn
-
C. Ba đoạn
- D. Bốn đoạn
Câu 16: Cuộc chiến tranh giữa Sơn Tinh, Thủy Tinh có nguyên nhân chính từ đâu?
- A. Hùng Vương kén rể
- B. Vua Hùng đưa ra yêu cầu về lễ vật có lợi cho Sơn Tinh
- C. Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh
-
D. Vì Sơn Tinh lấy được Mị Nương, còn Thủy Tinh thì không
Câu 17: Hãy sắp xếp các chi tiết dưới đây theo đúng thứ tự xuất hiện trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
1. Hùng Vương thứ mười tám nêu ra yêu cầu về lễ vật.
2. Sơn Tinh đem lễ vật đến trước và cưới được vợ.
3. Vua Hùng tổ chức kén rể cho Mị Nương.
4. Sơn Tinh – Thủy Tinh đánh nhau ròng rã mấy tháng trời.
- A. (1) - (2) - (3) - (4).
- B. (1) - (3) - (2) - (4).
-
C. (3) - (1) - (2) - (4).
- D. (1) - (3) - (4) - (2).
Câu 18: Ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là gì?
- A. Giải thích hiện tượng lũ lụt
- B. Thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai
- C. Suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 19: Yếu tố cơ bản nào tạo ra tính chất truyền thuyết ở truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh?
- A. Những chi tiết hoang đường
-
B. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo mang đậm màu sắc dân gian.
- C. Các sự kiện hiện thực lịch sử.
- D. Dấu ấn lịch sử và những chi tiết nghệ thuật kì ảo.
Câu 20: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh hiện thực, mơ ước của người Việt trong công cuộc nào?
- A. Dựng nước
- B. Giữ nước
-
C. Đấu tranh chống thiên tai
- D. Xây dựng nền văn hóa dân tộc
Câu 21: Người xưa sáng tạo ra hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh với mục đích gì?
- A. Kể chuyện cho trẻ em nghe
- B. Tuyên truyền, cổ vũ việc chống bão lũ
- C. Phê phán thói phá hại cuộc sống
-
D. Phản ánh, giải thích hiện tượng bão lũ, thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên của nhân dân ta
Câu 22: Yếu tố cơ bản làm nên tính chất truyền thuyết ở truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là gì?
- A. Hiện thực lịch sử
- B. Những chi tiết hoang đường
-
C. Những chi tiết nghệ thuật kì ảo
- D. Dấu ấn lịch sử và những chi tiết
Câu 23: Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, người Việt cổ đã nhận thức và giải thích quy luật thiên nhiên như thế nào?
-
A. Nhận thức hiện thực bằng sự ghi chép chân thực.
- B. Nhận thức và giải thích hiện thực đúng với bản chất của nó bằng khoa học.
- C. Nhận thức và giải thích hiện thực không dựa trên cơ sở thực tế.
- D. Nhận thức và giải thích hiện thực bằng trí tưởng tượng phong phú.
Câu 24: Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh nét tâm lý chủ yếu nào của nhân dân?
- A. Sợ hãi trước sự bí hiểm, sức mạnh của thiên nhiên
- B. Căm thù sự tàn phá của thiên nhiên
- C. Thần thánh hóa thiên nhiên, để bớt sợ hãi
-
D. Vừa sùng bài, vừa mong ước chiến thắng thiên nhiên
Câu 25: Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, người Việt cổ nhận thức và giải thích quy luật thiên nhiên như thế nào?
- A. Nhận thức thông qua việc ghi chép chân thực
- B. Nhận thức và giải thích hiện thực đúng với bản chất của nó bằng khoa học
-
C. Nhận thức và giải thích bằng trí tưởng tượng phong phú
- D. Nhận thức và giải thích hiện thực không có cơ sở thực tế
Câu 26: Hình ảnh “Mặt trời” trong câu thơ nào được dùng theo lối ẩn dụ?
- A. Mặt trời mọc ở đồng bằng
- B. Thấy anh như thấy mặt trời/ Chói chang khó ngó, trao lời khó trao
-
C. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt trời chân lí chói qua tim
- D. Bác như ánh mặt trời xua màn đêm giá lạnh
Câu 27: Trong ví dụ sau, tác giả đã sử dụng kiểu nhân hóa nào?
“Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương”
- A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật
- B. Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
-
C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 28: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?
- A. Cây dừa, sãi tay bơi
- B. Cỏ gà rung tai
- C. Kiến hành quân đầy đường
-
D. Bố em đi cày về
Câu 29: Cách giải nghĩa nào của từ “núi” dưới đây là đúng?
- A. Chỗ đát nhô cao.
- B. Ngược với sông.
-
C. Phần đất, đá nổi cao trên mặt đất (thường cao từ 200m trở lên).
- D. Còn gọi là sơn, non.
Câu 30: Câu nào dưới đây không sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ?
- A. Áo chàm đưa buổi phân li
-
B. Người cha mái tóc bạc
- C. Ngày Huế đổ máu
- D. Mồ hôi mà đổ xuống đồn