Câu 1: Bài thơ Chuyện cổ nước mình có thể thơ là...
-
A. Lục bát
- B. Tự do
- C. 5 chữ
- D. 7 chữ
Câu 2: Câu thơ Thị thơm thị giấu người thơm nhắc đến truyện cổ tích nào?
- A. Sọ Dừa
-
B. Tấm Cám
- C. Em bé thông minh
- D. Bông hoa cúc trắng
Câu 3: Từ nào sau đây là từ láy?
- A. Thì thầm
- B. Thiết tha
- C. Đậm đà
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 4: Hai câu thơ Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì nhắc đến truyện cổ tích nào?
-
A. Đẽo cày giữa đường
- B. Trí khôn của ta đây
- C. Con hổ có nghĩa
- D. Cây tre trăm đốt
Câu 5: Bài thơ Chuyện cổ nước mình của tác giả nào?
- A. Trần Đăng Khoa
- B. Xuân Quỳnh
-
C. Lâm Thị Mỹ Dạ
- D. Phan Thị Thanh Nhàn
Câu 6: Câu thơ sau gợi cho em nhớ tới câu tục ngữ nào?
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật, tiên độ trì
-
A. Ở hiền gặp lành
- B. Trâu buộc ghét trâu ăn
- C. Lá lành đùm lá rách
- D. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
Câu 7: Đâu không phải là lí do tác giả lại yêu truyện cổ nước nhà?
- A. Vì truyện cổ giúp ta nhận ra những truyền thống quý báu của cha ông: công bằng, nhân ái, độ lượng,...
-
B. Vì truyện cổ giúp tác giả ru trẻ ngủ ngon.
- C. Vì truyện cổ nước nhà rất nhân hậu, ý nghĩa sâu xa.
- D. Vì truyện cổ lưu lại những bài học quý báu của cha ông: chăm chỉ, đùm bọc, ở hiền...
Câu 8: Nội dung của bài thơ Chuyện cổ nước mình là gì?
- A. Truyện cổ nước ta chứa đựng nhiều bài học răn dạy của cha ông
- B. Ca ngợi truyện cổ nước ta nhân hậu
- C. Truyện cổ nước ta chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông
-
D. Ca ngợi truyện cổ nước ta vừa nhân hậu, vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông
Câu 9: Từ nào không cùng nhóm với nhóm từ sau: đất nước, nước nhà, giang sơn, sông núi.
- A. Tổ quốc
-
B. Tổ tiên
- C. Nước non
- D. Non nước
Câu 10: Hai câu thơ cuối bài có ý nghĩa gì?
Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau
- A. Nhắc nhở con cháu phải biết ơn cha ông đời trước
- B. Tác giả nghe thấy tiếng nói của cha ông qua truyện cổ
- C. Các bạn thiếu nhi rất yêu thích các câu chuyện cổ
-
D. Là lời dạy của cha ông với con cháu đời sau: Phải biết sống nhân hậu, độ lượng, công bằng,...
Câu 11: Hai từ “vàng” trong hai câu sau là hai từ đồng âm, đây là nhận xét đúng hay sai?
- Vàng cơn nắng trắng cơn mưa.
- Cô ấy đeo rất nhiều vàng
-
A. Đúng
- B. Sai
Câu 12: Từ nào không cùng nhóm với nhóm từ sau: quê quán, quê cha đất tổ, quê hương bản quán.
- A. Quê hương xứ sở
- B. Nơi chôn rau cắt rốn
-
C. Quê mùa
- D. Quê hương
Câu 13: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành câu sau đây:
Dòng sông chảy rất (…) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.
-
A. hiền hòa
- B. hiền lành
- C. hiền từ
- D. hiền hậu
Câu 14: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành câu sau đây:
Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (…)
- A. đỏ ửngư
- B. đỏ chói
-
C. đỏ au
- D. đỏ tía
Câu 15: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành câu sau đây:
Câu văn cần được (…) cho trong sáng và súc tích.
- A. đẽo
- B. gọt
- C. giũa
-
D. gọt giũa