Câu 1: Từ nào sau đây là từ láy?
- A. Đậm đà
- B. Thiết tha
- C. Thầm thì
-
D. Tất cả đều đúng
Câu 2: Có mấy kiểu hoán dụ cơ bản?
-
A. Có bốn loại hoán dụ
- B. Có năm loại hoán dụ
- C. Có sáu loại hoán dụ
- D. Có bảy loại hoán dụ
Câu 3: Hai từ “vàng” trong hai câu sau là hai từ đồng âm, đây là nhận xét đúng hay sai?
- Vàng cơn nắng trắng cơn mưa
- Cô ấy đeo rất nhiều vàng.
- A. Sai
-
B. Đúng
Câu 4: Từ nào không cùng nhóm với nhóm từ sau: Đất nước, nước nhà, giang sơn, sông núi.
- A. Tổ quốc
-
B. Tổ tiên
- C. Nước non
- D. Non nước
Câu 5: Hoán dụ là gì?
- A. Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác
- B. Là đối chiếu tên sự vật hiện tượng này với tên sự vật hiện tượng khác
-
C. Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
- D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6: Câu thơ “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” thuộc kiểu hoán dụ nào?
-
A. Lấy bộ phận để gọi toàn thể
- B. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
- C. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
- D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Câu 7: Từ nào không cùng nhóm với nhóm từ sau: Quê quán, quê cha tất tổ, quê hương bản quán.
- A. Quê hương xứ sở
- B. Nơi chôn rau cắt rốn
-
C. Quê mùa
- D. Quê hương
Câu 8: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành câu sau đây:
Câu văn cần được (…) cho trong sáng và súc tích.
- A. Đẽo
- B. Gọt
- C. Giũa
-
D. Gọt giũa
Câu 9: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành câu sau đây:
Dòng sông chảy rất (…) giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.
-
A. Hiền hòa
- B. Hiền lành
- C. Hiền từ
- D. Hiền hậu
Câu 10: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành câu sau đây:
Trên sân trường, mấy cây phượng vĩ nở hoa (…)
- A. Đỏ ửng
- B. Đỏ chói
-
C. Đỏ au
- D. Đỏ tía
Câu 11: Câu thơ sau sử dụng phép hoán dụ nào?
Một trái tim lớn lao đã giã từ cuộc đời
Một khối óc lớn đã ngừng sống
-
A. Lấy bộ phận để chỉ toàn thể
- B. Lấy cụ thể để chỉ trừu tượng
- C. Lấy dấu hiệu để gọi đối tượng
- D. Lấy vật chứa đựng để gọi toàn thể
Câu 12: "Vì sao ? Trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người : Hồ Chí Minh". Hai câu thơ trên sử dụng phép hoán dụ kiểu nào ?
- A. lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
- B. lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
- C. lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
-
D. lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
Câu 13: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không dùng phép hoán dụ?
- A. Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
- B. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
-
C. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
- D. Ngày Huế đổ máu / Chú Hà Nội về
Câu 14: Câu “Vì lợi ích mười năm trồng cây / Vì lợi ích trăm năm trồng người” sử dụng phép hoán dụ nào?
- A. Phép hoán dụ lấy bộ phận gọi tên toàn thể
- B. Phép hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
- C. Phép hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi tên sự vật
-
D. Phép hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi tên cái trừu tượng
Câu 15: Hai câu thơ dưới đây thuộc kiểu hoán dụ nào?
Vì sao? Trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh
- A. Lấy bộ phận để gọi toàn thể
- B. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
- C. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
-
D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Câu 16: Trong câu ca dao, từ “mồ hôi” hoán dụ cho sự vật gì:
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương
- A. Chỉ người lao động
- B. Chỉ công việc lao động
- C. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc, vất vả
-
D. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động
Câu 17: Trong những câu sau, câu nào không sử dụng phép hoán dụ?
- A. Miền Nam đi trước về sau.
- B. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy.
-
C. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.
- D. Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim của Bác.
Câu 18: Trong câu “Nó là chân sút cừ của đội bóng” từ “chân sút cừ” sử dụng biện pháp ẩn dụ nào?
- A. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng
-
B. Lấy bộ phận để gọi toàn thể
- C. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật
- D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
Câu 19: Phép hoán dụ khác phép so sánh ở đâu ?
-
A. Phép hoán dụ có thể tạo ra nghĩa mới, từ mới còn phép so sánh chỉ đơn thuần là so sánh các sự vật hiện tượng với nhau bằng các từ so sánh
- B. Phép hoán dụ cần đến sự liên tưởng còn phép so sánh không cần.
- C. Phép hoán dụ giúp cho câu nói có tính hình tượng, biểu cảm còn phép so sánh thì không.
- D. Tất cả các ý trên
Câu 20: Mồ hôi mà đổ xuống đồng - Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương." Từ "Mồ hôi" trong câu ca dao trên được sử dụng để hoán dụ cho
- A. công việc của người lao động.
- B. người lao động.
-
C. quá trình lao động nặng nhọc vất vả.
- D. kết quả con người thu được trong lao động.