[KNTT] Trắc nghiệm văn 6 bài 4: Quê hương yêu dấu

Củng cố kiến thức và ôn luyện đề thi dạng trắc nghiệm văn 6 bài 4: Quê hương yêu dấu sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh ôn luyện bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Ở cuối bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Hãy kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Ca dao là gì?

  • A. Thơ trữ tình dân gian, nội dung biểu hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người bình dân. Ngôn ngữ ca dao giản dị, trong sáng, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động.
  • B. Một ngôi đền nằm bên cạnh Hồ Tây (còn có tên là đền Trấn Vũ, đền Quán Thánh). Đền được xây dựng vào thời Lý, thời Huyền Thiên Trần Vũ, một vị thần trấn giữ hướng bắc của Thăng Long xưa.
  • C. Tiếng gà báo canh. Canh là đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh, hai tiếng là một canh.
  • D. Tên một huyện của thành Thăng Long xưa, nay là các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và một phần các quận Đống Đa, Ba Đình của Hà Nội.

Câu 2: Trấn Võ là gì?

  • A. Thơ trữ tình dân gian, nội dung biểu hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người bình dân. Ngôn ngữ ca dao giản dị, trong sáng, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động.
  • B. Một ngôi đền nằm bên cạnh Hồ Tây (còn có tên là đền Trấn Vũ, đền Quán Thánh). Đền được xây dựng vào thời Lý, thời Huyền Thiên Trần Vũ, một vị thần trấn giữ hướng bắc của Thăng Long xưa.
  • C. Tiếng gà báo canh. Canh là đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh, hai tiếng là một canh.
  • D. Tên một huyện của thành Thăng Long xưa, nay là các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và một phần các quận Đống Đa, Ba Đình của Hà Nội.

Câu 3: Thọ Xương là gì?

  • A. Thơ trữ tình dân gian, nội dung biểu hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người bình dân. Ngôn ngữ ca dao giản dị, trong sáng, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động.
  • B. Một ngôi đền nằm bên cạnh Hồ Tây (còn có tên là đền Trấn Vũ, đền Quán Thánh). Đền được xây dựng vào thời Lý, thời Huyền Thiên Trần Vũ, một vị thần trấn giữ hướng bắc của Thăng Long xưa.
  • C. Tiếng gà báo canh. Canh là đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh, hai tiếng là một canh.
  • D. Tên một huyện của thành Thăng Long xưa, nay là các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và một phần các quận Đống Đa, Ba Đình của Hà Nội.

Câu 4: Lục bát biến thể là gì?

  • A. Là thể thơ không hoàn toàn tuân theo luật thơ của lục bát thông thường, có sự biến đổi số tiếng trong các dòng, biến đổi cách gieo vần, phối thanh, cách ngắt nhịp,…
  • B. Là thể thơ không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm luật,…
  • C. Là thể thơ có hai câu bảy chữ và hai câu lục bát thông thường
  • D. Cả A và C đều đúng

Câu 5: Bài thơ Chuyện cổ nước mình của tác giả nào?

  • A. Trần Đăng Khoa
  • B. Xuân Quỳnh
  • C. Lâm Thị Mỹ Dạ
  • D. Phan Thị Thanh Nhàn

Câu 6: Bài thơ Chuyện cổ nước mình có thể thơ là...

  • A. Lục bát
  • B. Tự do
  • C. 5 chữ
  • D. 7 chữ

Câu 7: Dòng nào nói đúng khái niệm về từ đồng âm?

  • A. Những từ có nghĩa trái ngược nhau.
  • B. Những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
  • C. Những từ giống nhau về âm thanh.
  • D. Những từ giống nhau về ý nghĩa.

Câu 8: Từ đồng âm là gì?

  • A. Là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau
  • B. Là từ giống nhau về nghĩa nhưng khác xa nhau về mặt âm đọc
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 9: Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp?

  • A. Chú ý đầy đủ ngữ cảnh, dùng từ chính xác, để tránh sai nghĩa của từ trong câu. (1)
  • B. Cả (1), (2), (3) đều đúng.
  • C. Chú ý thông báo rằng mình sắp sửa dùng từ đồng âm. (3)
  • D. Chú ý phát âm thật chính xác. (2)

Câu 10: Cơ sở để phân biệt từ đồng âm là gì ?

  • A. Vai trò ngữ pháp của từ
  • B. Quan hệ giữa các từ trong câu
  • C. Ý nghĩa của từ
  • D. Hình thức âm thanh của từ

Câu 11: Câu thơ Thị thơm thị giấu người thơm nhắc đến truyện cổ tích nào?

  • A. Sọ Dừa
  • B. Tấm Cám
  • C. Em bé thông minh
  • D. Bông hoa cúc trắng

Câu 12: Hai câu thơ Đẽo cày theo ý người ta/ Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì nhắc đến truyện cổ tích nào?

  • A. Đẽo cày giữa đường
  • B. Trí khôn của ta đây
  • C. Con hổ có nghĩa
  • D. Cây tre trăm đốt

Câu 13: Câu thơ sau gợi cho em nhớ tới câu tục ngữ nào?

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật, tiên độ trì

  • A. Ở hiền gặp lành
  • B. Trâu buộc ghét trâu ăn
  • C. Lá lành đùm lá rách
  • D. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

Câu 14: Đâu không phải là lí do tác giả lại yêu truyện cổ nước nhà?

  • A. Vì truyện cổ giúp ta nhận ra những truyền thống quý báu của cha ông: công bằng, nhân ái, độ lượng,...
  • B. Vì truyện cổ giúp tác giả ru trẻ ngủ ngon.
  • C. Vì truyện cổ nước nhà rất nhân hậu, ý nghĩa sâu xa.
  • D. Vì truyện cổ lưu lại những bài học quý báu của cha ông: chăm chỉ, đùm bọc, ở hiền...

Câu 15: Hai câu thơ cuối bài có ý nghĩa gì?

Tôi nghe truyện cổ thầm thì

Lời cha ông dạy cũng vì đời sau

  • A. Nhắc nhở con cháu phải biết ơn cha ông đời trước
  • B. Tác giả nghe thấy tiếng nói của cha ông qua truyện cổ
  • C. Các bạn thiếu nhi rất yêu thích các câu chuyện cổ
  • D. Là lời dạy của cha ông với con cháu đời sau: Phải biết sống nhân hậu, độ lượng, công bằng,...

Câu 16: Nội dung của bài thơ Chuyện cổ nước mình là gì?

  • A. Truyện cổ nước ta chứa đựng nhiều bài học răn dạy của cha ông
  • B. Ca ngợi truyện cổ nước ta nhân hậu
  • C. Truyện cổ nước ta chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông
  • D. Ca ngợi truyện cổ nước ta vừa nhân hậu, vừa chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông

Câu 17: Từ nào sau đây là từ láy?

  • A. Thì thầm
  • B. Thiết tha
  • C. Đậm đà
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 18: Dòng nào sau đây đều là các từ đồng âm ?

  • A. Mai một, hoa mai, mai táng
  • B. Bình yên, bình an, bình tĩnh
  • C. Bàn bạc, luận bàn, bàn cãi
  • D. Tất cả các đáp án đúng

Câu 19: Các từ sau là đồng âm hay đồng nghĩa ?

Bàn bạc - Bàn học

Thu hoạch - Mùa thu

  • A. Đồng âm
  • B. Đồng nghĩa
  • C. Cả A và B đều đúng
  • D. Cả A và B đều sai

Câu 20: Các từ sau là đồng âm hay đồng nghĩa ?

Tiền tài - Tiền lương

Năng lực - Năng khiếu

Tiền tuyến - Tiền vệ

  • A. Đồng âm
  • B. Đồng nghĩa
  • C. Không phải từ đồng âm cũng ko phải từ đồng nghĩa
  • D. Cả A và B

Câu 21: Dòng nào sau đây chỉ gồm những từ đồng âm?

  • A. Đánh mìn, đánh đàn, đánh luống.
  • B. Đảng phái, đảng phí, đảng viên.
  • C. Ăn diện, ăn cỗ, ăn chơi.
  • D. Ngựa lồng, lồng chim, lồng ruột chăn bông.

Câu 22: Lợi (1) trong đoạn thơ có nghĩa là gì:

  • A. răng lợi
  • B. lợi ích
  • C. lợi dụng
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 23: Lợi (2) và lợi (3) có nghĩa giống nhau không?

  • A. Có
  • B. Không

Câu 24: Lợi (2), lợi(3), lợi (1)có giống nghĩa nhau không?

  • A. Lợi (1) khác lợi (2) giống lợi (3)
  • B. Lợi (1) khác lợi (2) khác lợi (3)
  • C. Lợi (1) khác lợi (2), lợi (2) giống lợi (3)
  • D. Lợi (1) giống lợi /(2), lợi (2) giống lợi (3)

Câu 25: Cho câu ca dao: “Đứng bê ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát”. Theo em, nghĩa của từ đồng trong câu ca dao trên được giải thích như sau là đúng hay sai?

“đồng”: khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt.

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 26: Từ nào sau đây là từ láy?

  • A. Đậm đà
  • B. Thiết tha
  • C. Thầm thì
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 27: Hoán dụ là gì?

  • A. Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác
  • B. Là đối chiếu tên sự vật hiện tượng này với tên sự vật hiện tượng khác
  • C. Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên, sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
  • D. Cả 3 đáp án trên

Câu 28: Có mấy kiểu hoán dụ cơ bản?

  • A. Có bốn loại hoán dụ
  • B. Có năm loại hoán dụ
  • C. Có sáu loại hoán dụ
  • D. Có bảy loại hoán dụ

 Câu 29:  Nghĩa từ canh gà trong bài ca dao số 1 là gì?

  • A. Chỉ tiếng gà gáy báo canh
  • B. Chỉ ban đêm
  • C. Chỉ đặc sản bát canh gà
  • D. Chỉ một hành động trông coi

Câu 30: Bài ca dao thứ hai nói đến thiên nhiên vùng đất nào?

  • A. Lạng Sơn
  • B. Huế
  • C. Ninh Bình
  • D. Thăng Long

Xem thêm các bài Trắc nghiệm ngữ văn 6 kết nối tri thức, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm ngữ văn 6 kết nối tri thức chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ